Mã MD5 là gì khi bạn thấy nó xuất hiện mỗi lần tải các file phần mềm trên mạng về? Có thể nói, trong thế giới internet hiện nay thì trên các diễn đàn, blog khi bạn tìm kiếm thông tin thì ít nhất một lần bạn nghe đến thuật ngữ MD5. Vậy mã MD5 là gì? Nó có thật sự quan trọng không? MD5 ghost được sử dụng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình về thuật ngữ này. Cùng xem ngay nhé!
Nội dung bài viết
Mã MD5 ghost là gì?
Mã MD5 có tên gọi đầy đủ là Message-Digest Algorithm 5 hay còn gọi là thuật toán phân loại tin nhắn 5. Vào năm 1991, Giáo sư Ronald Rivest của trường Đại học MIT đã thiết kế ra mã MD5 này và được ra mắt vào năm 1992. Đây chính là một phần trong các loại mã hoá, là một thuật toán mã hóa theo chuẩn RFC 1321 để tạo ra 1 chuỗi 128 bit từ 1 chuỗi dữ liệu bất kỳ. Hay nói cách khác MD5 được sử dụng phổ biến với giá trị Hash dài 128-bit.
Với hàm băm mã hoá này sẽ giúp bạn kiểm tra tính toàn vẹn của file người dùng tải về trên mạng hoặc copy giữa các thiết bị lưu trữ với nhau có trùng khớp hay không. Thông thường, mỗi đầu vào của thuật toán MD5 sẽ tương ứng với một đầu ra.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Carnegie Mellon thuộc Viện Kỹ thuật phần mềm khuyến cáo: “Các nhà phát triển phần mềm, nhà cung cấp chứng thực số (CA), chủ sở hữu trang web và người dùng nên hạn chế sử dụng thuật toán MD5. Các nghiên cứu trước đây chứng minh MD5 dễ bị phá vỡ về mặt mã hóa và không còn phù hợp để sử dụng”.
Mời bạn tham khảo thêm các thông tin về giá trị tổng kiểm tra MD5 là gì và nó được sử dụng để làm gì được Intel đưa tin.
Ứng dụng của mã MD5 là gì?
Sau khi đã biết được mã MD5 là gì thì chắc hẳn bạn cũng đã một phần hiểu được ứng dụng của mã MD5 ghost là gì phải không nào?
Nhìn chung, mã MD5 được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong thực tế, mã MD5 được ứng dụng trong hai trường hợp sau:
Mã hoá mật khẩu
Chức năng ban đầu của mã MD5 vốn dĩ đã là một thuật toán mã hoá. Chính vì vậy, mã hoá mật khẩu cũng chính là ứng dụng đầu tiên của MD5 mà chúng ta không thể bỏ qua. Không thể dịch ngược (không thể mã hoá ngược) chính là thuộc tính nổi bật của mã MD5. Đây chính là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong mã hoá mật khẩu. Vì vậy, hiện nay để tăng tính bảo mật thông tin người dùng nhiều ứng dụng hay nền tảng mạng xã hội đã sử dụng MD5.
Tham khảo bài viết: Cách phục hồi dữ liệu bị virus mã hóa hiệu quả
Hay nói cách khác, mục đích của việc mã hoá này chính là biến đổi một chuỗi mật khẩu thành một đoạn mã khác, sao cho từ đoạn mã hoá đó không thể nào tìm lại được mật khẩu trong một khoảng thời gian vô tận để các hacker không thể truy lùng được.
Hỗ trợ kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu
Ngoài việc mã hoá mật khẩu thì mã MD5 còn hỗ trợ người dùng kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu. Bạn không cần phải so sánh các dữ liệu thô để kiểm tra và xác nhận giữa 2 file dữ liệu có sự thay đổi nào không thay vào đó mã MD5 ghost sẽ hỗ trợ so sánh xem kết quả đầu vào và đầu ra có tương thích với nhau hay không. Để tiến hành kiểm tra thì bên phát hành dữ liệu cũng cần phải cung cấp mã MD5 có sẵn.
Lịch sử hình thành và phát triển của mã MD5
Giáo sư Ronald L. Rivest đã tạo ra 3 thuật toán và MD5 là một trong ba thuật toán đó. Vào năm 1989, Ronald L. Rivest đã tạo ra MD2 là hàm băm đầu tiên và nó được tích hợp trong các máy tính 8-bit. Tuy nhiên, mã này dễ bị tấn công nên không được sử dụng phổ biến, không được áp dụng cho các ứng dụng yêu cầu độ bảo mật cao.
Tiếp theo đó vào năm 1990, mã MD4 đã ra đời thay thế cho mã MD2. Các dòng máy tính 32 bit sẽ sử dụng được thuật toán này. Mặc dù MD4 vẫn còn nhiều lỗ hổng và điểm yếu nhưng so với MD2 thì nó chạy nhanh hơn rất nhiều.
Mã MD2 và MD4 chính là tiền thân của mã MD5 khi vào năm 1992, Giáo sư Ronald L. Rivest đã phát triển mã MD5 ghost này cho các máy tính 32-bit. So với các phiên bản MDx được triển khai trước đó thì mã MD5 được đánh giá là an toàn hơn nhiều dù nó cũng còn một số tồn tại về lỗ hổng và an toàn bảo mật.
Hướng dẫn sử dụng mã MD5 ghost an toàn, hiệu quả
Với những ứng dụng của MD5 trong quá trình sử dụng internet của người dùng hiện nay thì chúng ta có thể nhận thấy mặc dù nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định nhưng vẫn được ứng dụng nhiều. Vậy sau khi đã biết mã MD5 là gì thì cách sử dụng mã MD5 được thực hiện như thế nào? Dưới đây là một số hướng dẫn dành cho bạn.
Sử dụng MD5Decrypt và MD5 Decrypter để có thể mã hoá văn bản mà bạn muốn. Đây là hai công cụ trực tuyến miễn phí được thực hiện với các thao tác đơn giản như sau:
Bước 1: Đầu tiên, các bạn hãy truy cập vào Base32 Encode Online Tools
Bước 2: Sau đó nhập đoạn văn bản bạn muốn mã hoá vào ô thứ nhất
Bước 3: Ở bước này nếu công cụ chưa mã hoá ở ô thứ 2, các bạn hãy nhấn vào Endcode
Bước 4: Tiếp theo để chuyển thành mã MD5, bạn kích đúp chuột vào mục MD5 ở danh sách bên phải. Cuối cùng chỉ cần nhập nội dung muốn mã hoá và copy kết quả để sử dụng bạn nhé!
Làm sao để kiểm tra mã MD5 ghost?
Có hai cách để bạn kiểm tra được mã MD5 đó chính là dùng website và phần mềm HashCalc. Với những thao tác đơn giản nhất, các bạn có thể thực hiện như sau.
Cách 1: Kiểm tra mã MD5 bằng website
Bước 1: Trước hết các bạn hãy truy cập website lên google tìm Online MD5
Bước 2: Trong giao diện của trang MD5, các bạn chọn tại phần Checksum type loại check. Website sẽ tiến hành hỗ trợ miễn phí cho các bạn check mã MD5 là gì
Bước 3: Ở phần phía trên, các bạn hãy chọn tệp
Lúc này xuất hiện Open cửa sổ các bạn chọn đến file mà bạn cần check mã MD5 và chọn Open (Lưu ý: Dung lượng tối đa là 4GB nhé!)
Bước 4: Sau khi website tải file lên, website sẽ tự động check mã MD5. Tiếp đến là kiểm tra xong sẽ hiển thị mã trong ô File checksum thế là sắp hoàn thành quá trình này
Bước 5: Cuối cùng để so sánh với mã của người chia sẻ file thì các bạn hãy sao chép mã của người chia sẻ và Compare with dán vào phần đó, website này sẽ tự động so sánh giúp bạn. Nếu hai mã giống nhau thì sẽ xuất hiện màu xanh dấu tích, hai mã khác nhau sẽ có dấu tích màu đỏ.
Cách 2: Kiểm tra mã MD5 là gì với phần mềm HashCalc
Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại phần mềm HashCalc là một trong số các phần mềm ác bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên các bạn cần tải phần mềm HashCalc trên 1 link tùy ý ở tab tìm kiếm trên google
Sau khi tải phần mềm này về máy bạn hãy giải nén file và mở chạy setup.exe để cài đặt phần mềm HashCalc vào hệ thống
Bước 2: Sau khi xong cài đặt các bạn chạy file đang có HashCalc, giao diện sẽ xuất hiện
Bước 3: Tiếp theo các bạn hãy thiết lập thông số trong trang
Ở bước này các bạn chọn Data Format là File để kiểm tra mã MD5 là tên file, trong phần Data thì sẽ chọn biểu tượng dấu 3 chấm để mở được cửa sổ Open.
Khi xuất hiện cửa sổ Open thì các bạn hãy chọn đến file cần thực hiện thao tác check mã và nhấn Open để mở file đó.
Bước 4: Sau đó các bạn chọn các loại mã đang cần check, nếu các bạn muốn check mã MD5 vậy các bạn đánh dấu tích chọn ô MD5. Sau đó để bắt đầu các bạn chọn ngay vào phần Calculate kiểm tra.
Cuối cùng, trên giao diện HashCalc sẽ xuất hiện mã trong dòng MD5 khi bạn đã kiểm tra xong. Nghĩa là các bạn so sánh với mã của người chia sẻ thông tin đã lưu lại ở trên, file các bạn tải về đây được coi là bản đầy đủ nếu mã giống nhau, nếu mã thì file khác nhau các bạn tải về lỗi hay không, không còn như file gốc nguyên vẹn.
Những thắc mắc liên quan đến mã MD5 là gì
Xoay quanh các vấn đề về mã MD5 là gì hay công dụng của mã MD5 là gì thì vẫn còn rất nhiều thắc mắc của người dùng về những gì liên quan đến thuật ngữ này. Dưới đây là một số câu hỏi mà người dùng thường đặt ra đối với mã MD5 như:
Hỏi: Vì sao quá trình check mã MD5 ghost lại diễn ra lâu?
Trả lời: Thông thường, các gói phần mềm, file mà bạn cần tải về càng lớn thì chương trình sẽ phải thực hiện nhiều công việc hơn những file nhỏ nên thời gian để chương trình có thể kiểm tra mã MD5 sẽ càng lâu. Đó cũng là lý do mà chúng tôi khuyên bạn nên kiên nhẫn để chương trình quét xong trước khi cài đặt những chương trình quan trọng.
Hỏi: Kiểm tra virus khi không có mã MD5 từ nhà phát hành?
Trả lời: Như các bạn cũng đã biết, hiện nay mạng internet có vô vàn nguy hiểm rình rập người dùng. Vì vậy, trước khi tải bất kì tệp nào xuống, bạn hãy kiểm tra xem có bật tường lửa, Windows Defender hay bất cứ phần mềm bảo mật nào hay không. Khi đó bạn sẽ yên tâm hơn và máy tính của bạn cũng sẽ hạn chế bị nhiễm các phần mềm độc hại.
Nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận ra các nhà phát hành sẽ đính kèm mã MD5 để bạn kiểm tra đối với các tệp có dung lượng lớn. Nếu bạn tải phiên bản không có mã MD5, khả năng cao đó không phải là bản gốc.
Hỏi: Ngoài mã MD5 thì còn phương pháp bảo mật nào tốt hơn không?
Trả lời: Mặc dù còn nhiều lỗ hổng và tính bảo mật chưa thật sự cao nhưng bản thân mã MD5 cũng đã rất tốt rồi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm các phần mềm bảo mật khác tốt hơn thì bạn có thể tham khảo và đưa ra nhận định của mình đối với một số loại mã hoá như: MD4, CRC-16, CRC-32, SHA1, SHA224, Shake-128, Shake-256,…
Trên đây chính là những chia sẻ của Laptop Minh Khoa về mã MD5 là gì cùng với các vấn đề liên quan đến thuật toán này. Hy vọng qua các thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm mã MD5 là gì, ứng dụng của mã MD5 là gì cũng như cách sử dụng và check mã MD5 ghost đơn giản. Nếu bạn gặp bất cứ trục trặc gì trong quá trình sử dụng phần mềm này cho laptop thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!
Bài viết liên quan