Tdp là gì?

Tdp là gì? là câu hỏi của nhiều người trước khi mua máy tính. Nó có thể được hiểu đơn giản là thông số chỉ công suất CPU hay GPU nhưng nếu nghĩ kỹ hơn một tí thì khái niệm này vẫn còn quá mơ hồ. Vậy thực tế tdp là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Nó có quan trọng không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

tdp là gì

Tdp là gì?

Tdp có thể hiểu là thermal design power ( tiếng việt là công suất tỏa nhiệt theo thiết kế) hoặc có thể là thermal design point (điểm thiết kế nhiệt). Về lý thuyết thì con số này người dùng sẽ chọn được một bộ tản nhiệt hợp lý build PC. Đối với laptop thì chỉ số này biểu trưng cho việc chiếc laptop này có đang hoạt động một cách mát mẻ hay không.

tdp là gì

Khi máy hoạt động với công suất càng lớn thì lượng nhiệt mà nó tỏa ra cũng nhiều hơn. Do vậy chỉ số này vô cùng quan trọng với máy tính giúp tăng độ bền và đảm bảo hoạt động ổn định cho máy tính.

Vì vậy, cho dù có sự chênh lệch về giá trị này trên thực tế cũng là cơ sở để bạn có thể xây dựng hệ thống làm mát phù hợp và cung cấp nguồn điện ổn định.

Tham khảo bài viết Thay keo tản nhiệt laptop và 1 số điều cần biết

Tdp có quan trọng không?

Sau khi đã biết được tdp là gì rồi thì chúng ta cũng có thể tự trả lời được rằng chỉ số này rất quan trọng. Thông số này không có định nữa cụ thể và thống nhất giữa các nhà sản xuất, nhưng đó vẫn là một con số có tính tham khảo.

tdp có quan trọng không?

Người dùng có thể lắp một dàn máy có thể lựa chọn bộ tản nhiệt phù hợp phù hợp, tuy là nhà sản xuất có thể đã lắp các hệ tản nhiệt. Nhưng vì có chính xác hay không cũng tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng. Có một điều chắc chắn là bộ xử lý Tdp 125W sẽ tốn điện hơn rất nhiều so với một bộ xử lý 65W.

Một khái niệm nữa được nhắc đến thường gặp trên những bộ xử lý cho laptop đó là cTdp, viết tắt cho Configurable tức là cấu hình. Từ đó có thể chia Tdp có 3 loại:

  • Nominal Tdp: Tdp ở đây được xem là xung nhịp định mức trên CPU gọi là tần số định mức.
  • CTdp down: Đối với những chiếc laptop mỏng nhẹ, không có nhiều không gian cho bộ tản nhiệt thì người ta có thể giới hạn tần số thấp hơn mức nhất định để hoạt động mát mẻ nhưng hiệu năng sẽ thấp hơn.
  • cTdp up: đây là đối với những thiết bị có không gian tản nhiệt rộng rãi, người ta có thể cấu hình cho CPU chạy ở xung nhịp cao hơn.

Xem thêm Nhiệt độ CPU và GPU khi chơi game bao nhiêu là tốt?

Vai trò TDP đối với linh kiện trong PC

Cách thức hoạt động

Đối với CPU, Tdp chính là thông số giúp người dùng xác định rõ mức độ năng lượng phát ra hay hiệu suất hoạt động của CPU. Tdp hoạt động như một chỉ số quan trọng đối với những chiếc PC.

Đối với GPU, đây là bộ phận quan trọng để hiển thị hình ảnh chân thực, mượt mà trên các tựa game và hiển thị trong thiết kế đồ họa 3D tạo ra các hình ảnh sắc nét. Vì vậy GPU cũng cần được tản nhiệt như CPU.

Tdp chính là thông số giúp người dùng xác định rõ mức độ năng lượng phát

Đối với những linh kiện khác, bạn muốn xác định rõ nguồn phù hợp trong việc sử dụng các linh kiện đi kèm với các thiết bị. Bạn cần làm thao tác đơn giản chính là cộng tất cả Tdp của CPU, GPU và các linh kiện khác nhau. Từ đó sẽ cho ra nguồn thích hợp được sử dụng cho thiết bị.

Tham khảo bài viết Ép xung là gì? Ưu và nhược điểm của ép xung CPU và GPU

Lượng điện năng tiêu thụ

Đối với những người không có kinh nghiệm, khi lựa chọn CPU thường rất dễ nhầm lẫn về giá trị Tdp này. Nhưng chỉ số này càng cao thì sẽ làm CPU của bạn tốn nhiều điện năng và bạn cần có những biện pháp tản nhiệt hiệu quả cho máy tính, tránh gây ra hư hỏng khi sử dụng. Vì vậy bạn cần chọn làm mát bằng cánh quạt hoặc tản nhiệt nước, công nghệ thụ động.

Lượng điện năng tiêu thụ

Thực tế, chỉ số Tdp không được đưa ra chính xác đối với mỗi linh kiện bởi rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến chỉ số này. Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng thông số này để ước tính lượng điện năng tiêu thụ.

Vì sao phải chú ý đến chỉ Tdp của CPU khi chọn máy?

Thứ nhất, giúp bạn lựa chọn bộ tản nhiệt phù hợp nhất cho máy. Chỉ số Tdp trên thông số kỹ thuật có thể giúp bạn lựa chọn bộ tản nhiệt phù hợp với CPU.

Nếu bạn không thường xuyên sử dụng máy với công suất nhiều hơn bình thường. Không sử dụng để chơi game hoặc nhiều thực hiện thay đổi trên hệ thống bạn chỉ cần sử dụng quạt tản nhiệt trên CPU.

Tdp giúp bạn lựa chọn bộ tản nhiệt phù hợp nhất cho máy

Lưu ý: Không nên hoàn toàn dựa vào Tdp để chọn nguồn và bộ tản nhiệt vì nó không phản ánh chính xác công suất cực đại hay lượng nhiệt lớn nhất mà con chip tỏa ra. Tdp của AMD đưa ra thường sát với thực tế hơn còn Intel thì thường thấp hơn nhiều so với thực tế.

Lý do nhà sản xuất thường đo mức Tdp ở mức tần số mức, mà trong thực tế khi thực hiện các tác vụ nặng hơn một chút thì hầu hết bộ xử lý đều tự động Boost lên xung nhịp cao hơn. Vì vậy khi chọn bộ tản nhiệt hay bộ nguồn thường phải tính toán dư ra, còn dư nhiều hay ít thì tùy theo nhu cầu của bạn.

Thứ hai, biết được hiệu suất làm việc tối đa của thiết bị để đưa ra lựa chọn phù hợp. Giá trị Tdp không phải thước đo chính xác về điện năng tiêu thụ và hiệu suất. Nhưng nó lại là một hướng dẫn vô cùng tốt để biết được mình có thể sử dụng bao nhiêu trong hiệu suất làm việc của máy.

Tdp giúp người dùng biết được hiệu suất làm việc tối đa của thiết bị

Nhưng mỗi một bộ xử lý thuộc các dòng khác nhau sẽ có chỉ số Tdp khác biệt. Kết hợp với tốc độ xung nhịp trong bộ xử lý. Từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp, đảm bảo hiệu suất công việc mà không lo về tuổi thọ của máy.

Tham khảo bài viết CPU Throttling (throttle, CPU bị “thọt”) là gì? Cách để khắc phục

Chỉ số Tdp của các máy tính Core i3, i5, u7 hay Ryzen 3, 5, 7 có gì khác nhau?

Rất nhiều người nghĩ việc ở cùng một kiến trúc, cùng tiến trình sản xuất, tức là các bộ xử lý cùng một dòng thì còn con chip nào hiệu suất cao hơn gần như chắc chắn sẽ ăn nhiều điện hơn, tỏa nhiệt nhiều hơn. Điều này là đúng khi người ta đo đạc các bộ xử lý chạy ở mức tối đa. Nhưng các nhà sản xuất thì thường công bố Tdp của chúng bằng nhau.

Một ví dụ thực tế: Tdp mặc định của Core i3- 1005G1 (2 nhân, 4 luồng, 1.20GHz/3.4GHz), Core i5- 1035G7 (4 nhân, 8 luồng, nhiều nhân GPU hơn, 1.2Ghz/3.7GHz) và Core i7-1065G (4 nhân, 8 luồng, 1.3GHz/3.9GHz) lại có cùng một chỉ số Tdp 15W.

Khó có một giải thích nào hợp lý trong trường hợp này, nhưng theo như đúng định nghĩa thì Tdp sẽ do ở xung nhịp cơ bản và tất cả các nhân đều hoạt động. Theo đó, Core i3 do chỉ có hai nhân nên không tốn điện bằng core i5 và i7 3 nhân.

Tức là cứ càng nhiều nhân AMD lại giảm xung nhịp cơ bản, điều này giúp cho Tdp do ở mức xung cơ bản sẽ ra Tdp tương đương nhau là 15W. Còn khả năng xung xõa hiệu năng, rõ ràng con chip nào mạnh hơn, nhiều nhân hơn, xung quan boost cao hơn thì tỏa nhiều nhiệt, tốn nhiều điện hơn chứ không bằng nhau như đã công bố.

Đến đây, bạn có thể hiểu được tdp là gì rồi đúng không. Trên thực tế nó chẳng đại diện một cách chính xác cho đại lượng nào cả. Bạn cũng không cần nghĩ rằng một bộ xử lý có Tdp thấp hơn thì giúp những chiếc laptop có thời lượng pin cao. Nhưng yếu tố pin này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chứ không chỉ mỗi CPU.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài viết này có hữu ích không?

Đánh giá 5 / 5. Số lượt đánh giá: 5

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chia sẻ Laptop Minh Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911 003 113
155 Hàm Nghi, Đà Nẵng
Chat Zalo
Chat Messenger