Sửa chân chip main là một trong những dịch vụ sửa chữa chuyên sâu hiện có tại Laptop Minh Khoa. Đây là quá trình xử lý và khắc phục các lỗi liên quan đến chip bán dẫn trên mainboard (bo mạch chủ) của máy tính. Việc sửa chữa này giúp khôi phục các chức năng quan trọng, đặc biệt trong các trường hợp như: Máy tính không thể khởi động, khởi động chậm, đèn LED trên mainboard sáng nhưng không truyền tín hiệu, hoặc màn hình hiển thị thông báo lỗi hệ thống.
Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ sửa chữa chân chip mainboard uy tín tại Đà Nẵng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn có thể yên tâm lựa chọn giải pháp phù hợp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay bây giờ.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến chân chip main bị hỏng
Bất kỳ dòng máy tính nào cũng cần sự hỗ trợ từ mainboard thì mới có thể hoạt động. Nguyên nhân gây hư hỏng chip trên mainboard có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà không phải ai cũng xác định rõ. Trong đó chúng ta không thể bỏ qua một số lý do phổ biến như:
- Tình trạng máy tính chạy quá mức nên bị quá nhiệt, quạt tản nhiệt không đủ để làm mát hệ thống.
- Các chân chip main trên mainboard có thể dãn ra, bị giãn nở hoặc gãy do phần cứng của máy bị hư hỏng, xuống cấp.
- Bộ nhớ trên mainboard của bạn bị hỏng hoặc bị xung đột giữa các phần cứng cũng là nguyên nhân khiến bạn cần phải sửa chân chip main.
- Nguồn điện không ổn định hoặc do ảnh hưởng của môi trường (ẩm, bụi bẩn) cũng sẽ là lý do mà người dùng laptop không thể bỏ qua.
- Bên cạnh đó, các phần đề về mainboard có thể xảy ra do nhiều phần cứng trong máy bị cũ nên không tương thích hoàn toàn với các phần mềm mới nhất.
Sửa chân chip main có phức tạp không?
Hiện nay, công nghệ điện tử đang phát triển với một tốc độ vượt trội nên việc sửa chữa các vấn đề liên quan đến chân chip main dường như rất khó đối với người dùng. Chính vì thế mà hiểu rõ các nguyên nhân kể trên cũng sẽ là một trong những điều giúp cho việc sửa chữa chân chip trên mainboard trở nên dễ dàng hơn.
Tham khảo bài viết: 9 triệu chứng hư main laptop người dùng cần biết
Tuy nhiên, đối với dân kỹ thuật thì anh em cũng cần phải có kinh nghiệm, kiến thức cũng như trang bị cho mình hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại thì mới có thể giải quyết các vấn đề này một cách hiệu quả nhất. Sửa chân chip main cũng đòi hỏi kỹ thuật cao, độ chính xác cao nếu không có thể dẫn đến các rủi ro gây hại nhiều hơn cho mainboard của bạn.
Tóm lại, việc sửa chân chip main không phải là công việc dễ dàng, đặc biệt đối với người không có kinh nghiệm hoặc thiết bị chuyên dụng. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi thường khuyên người dùng nên mang máy đến các cửa hàng sửa chữa máy tính chuyên nghiệp để đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ bạn.
Hướng dẫn sửa chân chip trên main laptop chi tiết
Để khắc phục, kỹ thuật viên cần sử dụng các công cụ chuyên dụng như máy hàn nhiệt, mỏ hàn điện tử và kính hiển vi kỹ thuật số để sửa hoặc thay thế chân chip bị lỗi. Quy trình sửa chân chip main diễn ra phức tạp, cần được thực hiện chặt chẽ theo các bước sau:
Bước 1: Trước hết, người dùng cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết, các dụng cụ quan trọng để có thể sửa chân chip mainboard. Bao gồm:
- Máy hàn nhiệt (rework station) hoặc máy khò
- Kẹp gắp linh kiện
- Nhíp và dao nhỏ
- Flux (chất trợ hàn)
- Dây hút thiếc (solder wick) hoặc máy hút thiếc
- Chì hàn (loại phù hợp)
- Bàn nhiệt (nếu có)
- Kính hiển vi hoặc kính lúp để quan sát chi tiết
- Găng tay chống tĩnh điện
- Đặt mainboard trên bàn làm việc chống tĩnh điện
Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy tháo chip cũ ra khỏi mainboard nhưng trước khi thực hiện bạn hãy bôi một lớp flux lên xung quanh chân chip để giúp tăng độ chảy của thiếc. Xung quanh khu vực chip, hãy dùng máy khò nhiệt để làm nóng đến khi thiếc trong các chân chip tan chảy rồi nhẹ nhàng dùng nhíp nhấc chip ra khỏi mainboard.
Bước 3: Lúc này, bạn hãy xử lý lại vùng chân hàn cũ, dùng dây hoặc máy để hút hết thiếc và lau sạch vùng hàn bằng cồn isopropyl để loại bỏ dư lượng flux và bụi bẩn.
Bước 4: Sau đó, bạn hãy chuẩn bị chân chip main mới rồi sử dụng chì hàn chất lượng cao để tạo lại lớp chân hàn. Dùng mỏ hàn hoặc máy khò để hàn thiếc đều trên các điểm.
Bước 5: Sửa chân chip main trong trường hợp chân chip bị cong, sử dụng nhíp điều chỉnh chân thẳng lại.
Bước 6: Đặt chip vào đúng vị trí trên mainboard, đảm bảo chân khớp hoàn hảo với pad hàn. Hàn lại chip vào mainboard bằng máy khò với nhiệt độ phù hợp (khoảng 300 – 350°C). Đồng thời, để hỗ trợ thiếc lan tỏa đều hãy bôi thêm flux.
Bước 7: Cuối cùng, hãy kiểm tra lại chân chip main một lần nữa và hoàn thiện nó.
Xem thêm: Kiểm tra main máy tính bằng cách nào?
Địa chỉ sửa lỗi chân chip mainboard tại Đà Nẵng
Laptop Minh Khoa chính là địa chỉ mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý khách có nhu cầu sửa chân chip main khi chẳng may nó xảy ra lỗi. Tại đây, kỹ thuật viên sẽ nắm rõ cấu trúc, nguyên lý hoạt động của chip và bo mạch để xử lý đúng cách và đảm bảo hoạt động ổn định sau sửa chữa. Với sự chuyên nghiệp cũng như kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sửa chữa, đội ngũ kỹ thuật viên nhà Laptop Minh Khoa sẽ mang đến cho quý khách một mainboard chắc chắn như mới. Chi phí sửa chữa cung khá phải chăng, cạnh tranh trong toàn khu vực.
Như vậy, sửa chân chip main là một quá trình đòi hỏi sự chỉnh chu, kỹ thuật cao cũng như kinh nghiệm của đội ngũ kỹ thuật viên. Nếu như bạn muốn tiết kiệm chi phí thay main mới bằng việc sửa chân chip main thì hãy đến các cơ sở sửa chữa máy tính uy tín để sửa chứ đừng thử nếu như chưa có nhiều kinhh nghiệm trong lĩnh vực này nhé! Laptop Minh Khoa sẽ là nơi đáng tin cậy để bạn lựa chọn. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Bài viết liên quan