Với những người thường dùng các thiết bị công nghệ thì DDoS đã không còn quá xa lạ với họ. Tuy nhiên, những ai chưa tìm hiểu rõ hay có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì DDoS là gì vẫn luôn là thắc mắc của không ít người dùng laptop khi bị tấn công. Đây là một thuật ngữ xuất hiện khi máy tính của bạn bị tấn công bởi những tên tội phạm mạng. Hãy cùng Laptop Minh Khoa tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau đây bạn nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Tìm hiểu về DDoS là gì?
- 2 Làm sao để nhận biết được cuộc tấn công DDoS?
- 3 Hướng dẫn cách phòng chống DDoS tấn công
- 3.1 Sử dụng dịch vụ hosting cao cấp
- 3.2 Định tuyến hố đen
- 3.3 Sử dụng Firewall và thiết bị bảo mật
- 3.4 Mở rộng băng thông dự phòng
- 3.5 Theo dõi lưu lượng truy cập và phát hiện kịp thời DDoS
- 3.6 Giới hạn tỉ lệ mà máy chủ có thể chấp nhận
- 3.7 Lên kế hoạch ứng phó tấn công từ DDoS
- 3.8 Sử dụng bộ lọc địa chỉ IP
- 4 Hướng dẫn cách khắc phục khi bị tấn công
Tìm hiểu về DDoS là gì?
DDoS chính là tên viết tắt của cụm từ Distributed Denial of Service, nghĩa là từ chối dịch vụ phân tác. Đây được hiểu là một loại tấn công mạng gây quá tải hệ thống với lưu lượng truy cập từ nhiều hệ thống khác nhau thông qua nhiều nơi khác nhau. Tình trạng này xảy ra khi kẻ tấn công tìm mọi cách để ngăn cản người dùng máy tính sử dụng mạng và truy cập đến máy chủ khiến nó bị quá tải và làm cho các dịch vụ ngưng hoạt động.
Mục tiêu của các hacker DDoS là gì? Đó chính là máy tính hoặc server bị đánh sập, làm cho dịch vụ chậm hoặc gián đoạn. Điều này gây cản trở cho những ai truy cập máy tính hợp pháp. Không chỉ vậy, lợi dụng tình trạng này các hacker sẽ gửi các dữ liệu xấu, các yêu cầu đến các thiết bị khác thông qua trang web hoặc địa chỉ email. Từ đó gây thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc tổ chức bị tấn công.
Làm sao để nhận biết được cuộc tấn công DDoS?
Sớm nhận biết được sự tấn công của DDoS sẽ giúp người dùng nhanh chóng ngăn chặn được các rủi ro về dữ liệu, thông tin trên máy tính. Thường thì những cuộc tấn công này sẽ không có cảnh báo nên chúng ta khó mà lường trước được. Bạn sẽ nhận được một số lời đe doạ từ nhóm hacker lớn và phần lớn những lệnh tấn công này sẽ không có bất kỳ lời cảnh báo nào.
Tham khảo bài viết: Máy tính bị nhiễm virus quảng cáo – 1 số cách xử lý
Chắc chắn ban đầu người dùng máy tính sẽ không thể nào nhận biết được và cho rằng máy của mình chỉ đang gặp phải trục trặc gì mà thôi. Cho dù bạn có thực hiện các cuộc kiểm tra cơ bản nhưng vẫn chỉ thấy một lượng lớn lưu lượng truy cập mạng với tài nguyên đã được sử dụng tối đa.
Tuy nhiên nếu như bị DDoS tấn công bạn sẽ gặp phải một số dấu hiệu cơ bản như:
- Mạng trên máy tính của bạn hoặc mạng của hệ thống bị chậm một cách bất thường bị truy cập vào trang web đó.
- Gmail nhận về nhiều tin rác.
- Bạn không thể truy cập vào một mục của website hoặc nhiều website khác nhau.
Hướng dẫn cách phòng chống DDoS tấn công
Khi biết được DDoS là gì cũng như những dấu hiệu cơ bản của DDoS là gì thì các tổ chức thường sẽ đi tìm cách để ngăn chặn được tình trạng này. Để phòng chống sự tấn công của DDoS chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là 7 cách được những quản trị viên, chủ server áp dụng nhiều và đem đến hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo và áp dụng như sau:
Sử dụng dịch vụ hosting cao cấp
Máy chủ có thể kịp thời ngăn chặn các cuộc tấn công nếu như sử dụng các nguồn hosting cao cấp. Lý do là bởi vì máy tính của bạn sẽ được nhà cung cấp hosting cung cấp các server lưu trữ, cấu hình hoạt động cao cấp hơn. Qua đó giúp cải thiện được độ bảo mật cho hệ thống dữ liệu trên máy.
Định tuyến hố đen
Dù là dữ liệu mạng hợp pháp hay độc hại cũng đều sẽ được chuyển đến một tuyến rỗng hoặc một hố đen, sau đó sẽ bị loại bỏ khỏi mạng nếu như máy tính bị tấn công. Đưa hết tất cả lưu lượng truy cập của trang web vào một lỗ đen được xem là tuyến phòng thủ đầu tiên của nhà cung cấp dịch vụ Internet của sản phẩm đó nếu nó bị tấn công bởi DDoS.
Tuy nhiên, nguồn lưu lượng truy cập vào mạng hoặc dịch vụ sẽ bị gián đoạn nếu bạn không biết cách thực hiện. Từ đó, những kẻ xấu sẽ lợi dụng địa chỉ IP giả mạo và các véc tơ để tấn công bạn.
Sử dụng Firewall và thiết bị bảo mật
Để chống lại các cuộc tấn công, kiểm soát và chặn lưu lượng đáng ngờ từ các nguồn không đáng tin cậy thì việc sử dụng tường lửa hay các thiết bị bảo mật như: Hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) hay hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) cũng là một trong những phương pháp người dùng nên thử.
Mở rộng băng thông dự phòng
Hầu như các cuộc tấn công DDoS đều hoạt động trên nguyên tắc áp đảo các hệ thống có lưu lượng truy cập lớn. Vậy nên để xử lý tốt nhất các trường hợp tăng đột biến lưu lượng thì mở rộng băng thông bằng cách thêm băng thông dự phòng sẽ giúp phân phối tải trọng và giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công lên máy chủ chính là cách mà nhiều người không thể bỏ qua. Mặc dù vậy, phần lớn băng thông này có thể sẽ không được sử dụng nên giải pháp này sẽ khiến người dùng tốn kém.
Theo dõi lưu lượng truy cập và phát hiện kịp thời DDoS
Các tổ chức thường sẽ tiến hành nhiều hành động khác nhau để bảo vệ cơ sở hạ tầng của mình nếu như phát hiện đang xảy ra một cuộc tấn công DDoS. Lúc này khi các hệ thống tiến hành giám sát, theo dõi và phát hiện kịp thời các biểu hiện của những cuộc tấn công DDoS. Từ đó đưa ra được những giải pháp ngăn chặn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Giới hạn tỉ lệ mà máy chủ có thể chấp nhận
Giảm thiểu các cuộc tấn công DDos bằng việc chấp nhận giới hạn số lượng yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định cũng được xem là một cách hay được máy chủ web áp dụng với tỷ lệ thành công tương đối cao. Phương pháp này giúp làm chậm được quá trình ăn cắp nội dung của các kẻ tấn công cũng như giảm thiểu các nỗ lực đăng nhập đáng ngờ. Tuy nhiên, trong một số cuộc tấn công phức tạp thì cách này vẫn chưa phải hiệu quả nhất.
Lên kế hoạch ứng phó tấn công từ DDoS
Cách phòng chống tấn công DDoS tiếp theo mà người dùng có thể áp dụng đó chính là chuẩn bị sẵn một kế hoạch ứng phó. Bạn có thể lựa chọn một số cách cụ thể như: Tạm ngừng dịch vụ bị tấn công, thay đổi cấu hình mạng và báo cáo sự cố cho cơ quan chức năng nếu cần.
Sử dụng bộ lọc địa chỉ IP
Một trong những biện pháp tiếp theo để ngăn chặn cuộc tấn công DDoS chính là sử dụng bộ lọc địa chỉ IP. Cấu hình bộ lọc để chặn lưu lượng từ các địa chỉ IP đã được xác định là nguồn gốc của cuộc tấn công. Trong trường hợp hacker sử dụng mạng botnet thì cách này không hiệu quả vì sẽ có rất nhiều địa chỉ IP khác nhau.
Hướng dẫn cách khắc phục khi bị tấn công
Nếu như bạn phát hiện ra máy tính của mình đang bị tấn công thì lúc này có những cách nào để khắc phục sẽ là vấn đề mà bạn không thể không quan tâm khi tìm hiểu DDoS là gì. Nhìn chung đây là một lỗi khó mà chúng ta có thể tự giải quyết được nên cần phải nhờ đến sự hỗ trợ rất nhiều từ những nhà cung cấp và chuyên gia. Dưới đây là một số cách giải quyết mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Xem thêm: 6 cách fix lỗi The file or directory is corrupted and unreadable
Liên hệ với nhà cung cấp host
Nơi chịu trách nhiệm giúp máy chủ của bạn hoạt động liên tục một cách hiệu quả và suôn sẻ nhất đó chính là nhà cung cấp host. Ở lớp biên trong thời gian thực, nhà cung cấp host sẽ giám sát tất cả các traffic truy cập vào máy chủ của bạn bằng cách sử dụng các phần mềm chủ động phân tích mối đe doạ trước khi DDoS xâm nhập vào máy chủ.
Bên cạnh đó, nơi đây còn giúp máy tính quét sạch và tách biệt các traffic độc hại khi xuất hiện khỏi các lưu lượng truy cập khác trước. Đồng thời, bằng các biện pháp đối phó nhà cung cấp cũng sẽ giúp giảm thiểu các loại tấn công đã được nhà cung cấp xác định và điều chỉnh riêng. Không chỉ vậy, họ cũng đảm bảo trong thời gian xảy ra các cuộc tấn công DDoS thì máy tính của bạn vẫn diễn ra bình thường.
Liên lạc với nhà cung cấp Internet
Cách giải quyết kịp thời nhất mà nhiều người lựa chọn đầu tiên đó chính là liên lạc với nhà cung cấp Internet nếu như phát hiện bị tấn công bởi DDoS. Nhà cung cấp dịch vụ này luôn sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên, lập trình viên chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao. Qua đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và giải quyết nhanh chóng các vấn đề gặp phải.
Nhờ sự trợ giúp từ chuyên gia
Với những trường hợp bị DDoS tấn công trên phạm vi rộng với mức độ nguy hiểm cao thì tốt nhất là người dùng nên tìm những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này để được hỗ trợ. Họ có những công cụ chuyên dụng giúp điều hướng và loại bỏ đi những traffic giả mạo giúp bạn suôn sẻ vượt qua được các cuộc tấn công này.
Như vậy, bài viết đã thông tin đến người dùng các nội dung hữu ích về DDoS là gì cũng như những cách ngăn chặn tấn công DDoS. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ đối mặt với những vấn đề đang gặp phải một cách thuận lợi nhất. Nếu bạn gặp phải bất kỳ trục trặc nào trong quá trình sử dụng laptop thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với cửa hàng Laptop Minh Khoa để được hỗ trợ kịp thời nhất bạn nhé!
Bài viết liên quan