Card test main là một công cụ hỗ trợ sửa chữa mainboard máy tính rất hiệu quả được biết đến với những tính năng ưu việt. Nhưng card test main được sử dụng như thế nào luôn là thắc mắc của nhiều người dùng. Vậy cách sử dụng card test main ra sao? Bảng mã lỗi của card test main các loại full bao gồm các mã nào? Hãy cùng Laptop Minh Khoa tìm hiểu chi tiết hơn về cách dùng thiết bị này thông qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Tổng quan về card test main là gì?
“Mainboard là một bộ phận quan trọng trong laptop nên khi nó bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động của bạn. Công việc của mainboard đã thay đổi đáng kể trong những năm qua, nhưng nhiệm vụ chính của nó luôn là để tất cả các thành phần trong máy tính giao tiếp với nhau. Điều này có nghĩa là CPU, GPU, RAM, ổ đĩa và mọi bộ phận khác của PC đều hoạt động cùng nhau thông qua bo mạch chủ” – Bo mạch chủ có ảnh hưởng đến hiệu suất máy tính? (thanhnien.vn)
Và tất nhiên khi mainboard bị hỏng cần phải có một phần mềm, một công cụ để hỗ trợ sửa chữa chất lượng. Vậy nên card test main sẽ là công cụ không thể thiếu đối với việc sửa mainboard. Card test main chính là một trong những thiết bị giúp cho kỹ thuật viên chuẩn đoán chính xác các lỗi liên quan đến phần cứng làm cho máy tính không lên.
Tham khảo bài viết: 9 triệu chứng hư main laptop người dùng cần biết
Cấu tạo của card test main
Thiết bị này gồm nhiều thành phần cơ bản sau:
- Khe cắm qua giao tiếp PCI và PCIE 1V
- Đèn led báo nguồn (3V, 5V, 12V)
- Led RST: đèn này sẽ sáng tắt liên tục để báo hiệu có xung reset. Nếu đèn này không sáng hay sáng liên tục thì mainboard có thể đã bị mất điện áp mạch ram, cpu, chipset…
- Led báo CLK: báo hiệu xung clock đã hoạt động tốt
- Các led 7 đoạn để báo POST: đây là led quan trọng nhất để xác định mainboard đang bị vấn đề gì
- Một số loại card test đời cũ có thể có thêm một số loại đèn báo như IRDY, Frame, Run
Chức năng của card test main
Ngoài chức năng giúp cho kỹ thuật viên chuẩn đoán chính xác các lỗi liên quan đến phần cứng làm cho máy tính không lên, card test main còn đóng vai trò là thiết bị báo code ở trên đèn Led và dựa trên mã code của từng hãng BIOS để kiểm tra mainboard. Điều này sẽ giúp cho quá trình kiểm tra hoạt động của mainboard trở nên dễ dàng hơn.
Các lỗi thường gặp khi kiểm tra bằng Card test
- Card test nhảy code C0, C1 hoặc D0, D1…: Do mainboard và CPU chưa chạy hoặc nguồn Vcore cấp cho CPU không ổn định.
- Card test nhảy code lung tung: lỗi BIOS.
- Card test báo mã code 7F: thiết lập BIOS bị sai.
- Card test báo code C0, C1.. rồi dừng ( ở C5, C6, D5, D6, EA): lỗi RAM….
Nguyên tắc hoạt động của card test main như thế nào?
Cũng giống như nhiều công cụ khác, card test main cũng có nguyên tắc hoạt động riêng của mình. Nguyên tắc hoạt động của card test rất đơn giản, chủ yếu là dựa trên quá trình POST của BIOS như sau:
Bạn nhận biết được đã đủ nguồn khi các đèn led đều sáng. Một số trường hợp nguồn hoặc dây nối nguồn bị hở, bị đứt sẽ cấp nguồn không đủ cho main dẫn đến main không hoạt động.
- Led reset sẽ chớp một lần nếu main vẫn hoạt động bình thường còn nếu quá trình post diễn ra trôi chảy thì led run sẽ nháy liên tục
- Khi bật máy lên đối với loại nguồn AT hoặc nhấn nút Power thì trước tiên Main và CPU phải chạy được
- Tiếp theo là quá trình Post của BIOS hoạt động, nó kiểm tra tất cả main, cpu, ram…nói chung là thành phần kết nối với mainboard
- Màn hình chỉ hiện lên khi nghe được âm thanh còn trước đó quá trình này sẽ diễn ra trong yên lặng. Lúc này quá trình post đã gần như đã xong.
Hướng dẫn sử dụng card test main đơn giản nhất
Để quá trình sử dụng card test main diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao nhất bạn cần thực hiện theo các thao tác sau đây.
Đầu tiên, chúng ta cần rút hết tất cả các loại dây cáp và dây nguồn ra khỏi thiết bị. Chỉ để lại Mainboard, CPU, RAM và Card Test Main mà thôi.
Sau đó, bạn hãy bắt đầu khởi động nguồn và quan sát các đèn LED trên Card Main Test chẩn đoán tình trạng.
- Bạn cần kiểm tra lại chân tiếp xúc của Card và khe PCI trên Mainboard nếu các đèn LED báo nguồn 3.3V, 5V, 12V bị thiếu, không sáng
- Đèn báo CLK: Thông thường đèn này ít được sử dụng vì card thường không đủ khả năng kiểm tra xung clock. Để đo được xung clock, bạn cần phải có đồng hồ VOM loại tốt hoặc máy dùng đo tần số. Đèn clock sẽ sáng khi card tốt để báo rằng có xung, còn nếu mất xung CLK đèn sẽ không sáng
- Đèn báo RST: Đèn RST sẽ sáng rồi tắt đi và lặp đi lặp lại khi ta kích nguồn. Card đã mất xung reset nếu đèn không sáng hoặc sáng mãi không tắt. Bạn cần kiểm tra lại nguồn máy tính và chip cầu nam
- Sau khi quan sát các đèn LED chức năng, cần theo dõi cả các đèn LED 7 đoạn
- Nếu đèn LED báo “no-C”, “0000”, “ – – “: Đây là vấn đề khó giải quyết nhất vì nó có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân như BIOS bị lỗi, hở socket CPU, lỗi Chipset Nam hoặc Bắc, lỗi IC nguồn CPU. Bạn cần sử dụng phương pháp loại trừ vấn đề từ dễ đến khó để bắt được bệnh cho máy nếu gặp phải trường hợp này
- Card Test báo ngay mã FF hay C0: Tương tự như phần trên, vấn đề này cũng xuất phát từ nhiều lỗi khác nhau. Bạn cũng cần sử dụng phương pháp loại trừ để tìm ra được nguyên nhân máy gặp phải lỗi này
Bảng mã lỗi của card test main các loại full
Bạn có thể dựa vào mã Code đó và tra bảng mã Code đi kèm theo Card Test Main khi mua để xem Mainboard đang gặp bệnh gì sau khi nhìn Code trên đèn LED chức năng.
Có thể chia ra các loại lỗi của card test main như sau:
- Vấn đề do CPU: các mã từ C1 đến C6
- Vấn đề do RAM: các mã từ C6 đến 05
- Vấn đề của các cổng: các mã từ 06 đến 30
- Vấn đề do card màn hình: các mã từ 31 đến 41
- Vấn đề liên quan tới cổng IDE1 và IDE2: các mã từ 42
- Vấn đề liên quan tới main: các lỗi FF, 00
Tuy có rất nhiều lỗi có thể xảy ra, nhưng thường bạn sẽ chỉ gặp các mã lỗi nhất định khi sử dụng card test main.
- Nếu Card nhảy Code C0, C1 hoặc D0, D1,…Những lỗi này thường do Mainboard và CPU chưa chạy, có thể nguyên nhân do nguồn Vcore cấp cho CPU không ổn định, mất nguồn BUS RAm hoặc Main không hỗ trợ CPU
- Nếu Card Test nhảy Code lung tung (mỗi khi bật máy lên lại nhảy sang 1 mã Code khác), thì đa phần lỗi xuất phát từ BIOS. Chỉ cần nạp lại BIOS là có thể sửa được. Cũng có trường hợp lỗi không đến từ BIOS mà tới từ Card Test không chất lượng, khiến báo Code không đúng
- Nếu là Code 26, cần thay Card bởi bản chất Card đã bị lỗi. Code này thường gặp khi kiểm tra Mainboard Gigabyte và Intel
- Card Test chạy tới Code 7F thì Mainboard đã khởi động xong. Do thiết lập BIOS bị sai nên máy sẽ dừng lại và yêu cầu nhấn phím F1 để tiếp tục, hoặc F2 để vào cài đặt BIOS. Ngoài ra khi tới code này, nếu đè Numlock đã sáng mà màn không lên hình, chúng ta cần kiểm tra lại Card VGA rời, onboard, dây cáp nối, màn hình
- Card Test Mainboard nhảy Code C0, C1,…rồi dừng ở C5, C6 hay D5, D6, EA, đa số lỗi sẽ xuất phát từ RAM. Cần vệ sinh sạch sẽ khe RAM, chân RAM. Nếu máy vẫn không lên, cần kiểm tra lại nguồn BUS RAM, hấp hoặc thay chip cầu bắc.
Kiểm tra main laptop bị hỏng ở đâu uy tín?
Main là một bộ phận không thể thiếu trong laptop nên khi nó bị hỏng người dùng sẽ lo lắng tìm kiếm một địa chỉ sửa main chất lượng cao. Để bạn không còn phải phân vân trong việc lựa chọn một cửa hàng để sửa main thì chúng tôi xin giới thiệu đến bạn cửa hàng Laptop Minh Khoa. Tại đây bạn sẽ được sở hữu những dòng main chất lượng với giá vô cùng ưu đãi. Không chỉ vậy, quá trình sửa chữa còn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Trên đây chính là một số thông tin bạn cần biết về card test main cũng như cách sử dụng card test mainboard như thế nào. Hy vọng với những gì mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy đến với Laptop Minh Khoa khi máy tính bạn gặp các sự cố hư hỏng không thể sửa chữa được.
Bài viết liên quan: