Trong lĩnh vực công nghệ điện tử có rất nhiều thuật ngữ khó hiểu mà những ai không tìm hiểu về lĩnh vực này cũng sẽ không thể giải thích được. Trong đó, không thể bỏ qua từ khoá mosfet. Các loại mosfet dường như đã trở nên quá quen thuộc với những người làm nghề kỹ thuật về sửa chữa máy tính xách tay. Để khách hàng hiểu hơn về mosfet là gì và các thông số cụ thể của mosfet; Laptop Minh Khoa xin gửi đến bạn bài viết sau đây để bạn rõ hơn nhé!
Nội dung bài viết
Các loại mosfet – Tìm hiểu về mosfet là gì
Mosfet là một khái niệm đã không quá xa lạ đối với những kỹ thuật viên sửa chữa laptop. Như đã nói ở trên thì trong lĩnh vực này có rất nhiều thuật ngữ khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần có được một định nghĩa cụ thể về thuật ngữ này để biết cách vận dụng khi cần thiết.
Mosfet là gì?
Mosfet hay còn được gọi là Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor. Nó có nghĩa là một Transistor hiệu ứng trường. Đây được xem như là một thiết bị bán dẫn được sử dụng rộng rãi như một công tắc điện tử và khuếch đại tín hiệu điện tử. Mosfet là loại bóng bán dẫn phổ biến nhất và có thể được sử dụng trong cả mạch tương tự và kỹ thuật số.
ĐỊA ĐIỂM THAY THẾ LINH KIỆN LAPTOP GIÁ RẺ TẠI ĐÀ NẴNG
Cấu tạo của các loại mosfet
Thông thường, mosfet thường được cấu tạo từ 4 thành phần chính. Bao gồm: Gate, Source, Drain và Oxide. Các bộ phận này được ký hiệu lần lượt là G, S, D và O. Trong đó:
- G: Cực cổng, cực điều khiển được cách ly hoàn toàn bởi lớp điện môi cực mỏng dioxit-silic (SiO₂) với cấu trúc bán dẫn còn lại.
- S: Cực nguồn
- D: Cực máng, là cực đón các hạt mang điện.
- Chất nền
Điện trở giữa cực G với cực S và giữa cực G với cực D là vô cùng lớn. Nhưng điện trở giữa cực D và cực S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch Ugs.
Phân chia các loại mosfet
Trong lĩnh vực này, mosfet thường được chia thành 2 loại cơ bản. Đó là Mosfet kênh N và Mosfet kênh P. Và trong mỗi loại sẽ được phân thành 2 loại khác nhau. Hay nói một cách dễ hiểu, sẽ có 4 loại mosfet hay gặp. Bao gồm: chế độ tăng cường kênh N (Tắt), chế độ suy giảm kênh N (Bật), chế độ tăng cường kênh P (Tắt) và chế độ suy giảm kênh P (Bật). Để khách hàng dễ dàng nhận biết thêm các mosfet thông dụng, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn bảng tra cứu và hướng dẫn cụ thể.
Hướng dẫn tra cứu các loại mosfet tương đương
Khi các bạn muốn tra cứu được các loại mosfet của các loại kênh dẫn N và P thì bạn cần nắm rõ được từng ký hiệu cụ thể:
Loại kênh dẫn: P- channel (mosfet kênh P) là mosfet thuận. N- channel (mosfet kênh N) là mosfet ngược.
Đặc điểm kỹ thuật: là dòng D-S cực đại và công suất cực đại.
Tham khảo thêm Thiết bị nào không thể thiếu trong một máy tính?
Bảng tra cứu các loại mosfet thông dụng
STT | Ký hiệu | Loại kênh dẫn | Đặc điểm kỹ thuật |
1 | 2SJ306 | P-Channel | 3A , 25W |
2 | 2SJ307 | P-Channel | 6A, 30W |
3 | 2SJ308 | P-Channel | 9A, 40W |
4 | 2SK1038 | N-Channel | 5A, 50W |
5 | 2SK1117 | N-Channel | 6A, 100W |
6 | 2SK1118 | N-Channel | 6A, 45W |
7 | 2SK1507 | N-Channel | 9A, 50W |
8 | 2SK1531 | N-Channel | 15A, 150W |
9 | 2SK1794 | N-Channel | 6A,100W |
10 | 2SK2038 | N-Channel | 5A,125W |
11 | 2SK2039 | N-Channel | 5A,150W |
12 | 2SK2134 | N-Channel | 13A,70W |
13 | 2SK2136 | N-Channel | 20A,75W |
14 | 2SK2141 | N-Channel | 6A,35W |
15 | 2SK2161 | N-Channel | 9A,25W |
16 | 2SK2333 | N-FET | 6A,50W |
17 | 2SK400 | N-Channel | 8A,100W |
18 | 2SK525 | N-Channel | 10A,40W |
19 | 2SK526 | N-Channel | 10A,40W |
20 | 2SK527 | N-Channel | 10A,40W |
21 | 2SK555 | N-Channel | 7A,60W |
22 | 2SK556 | N-Channel | 12A,100W |
23 | 2SK557 | N-Channel | 12A,100W |
24 | 2SK727 | N-Channel | 5A,125W |
25 | 2SK791 | N-Channel | 3A,100W |
26 | 2SK792 | N-Channel | 3A,100W |
27 | 2SK793 | N-Channel | 5A,150W |
28 | 2SK794 | N-Channel | 5A,150W |
29 | BUZ90 | N-Channel | 5A,70W |
30 | BUZ90A | N-Channel | 4A,70W |
31 | BUZ91 | N-Channel | 8A,150W |
32 | BUZ 91A | N-Channel | 8A,150W |
33 | BUZ 92 | N-Channel | 3A,80W |
34 | BUZ 93 | N-Channel | 3A,80W |
35 | BUZ 94 | N-Channel | 8A,125W |
36 | IRF 510 | N-Channel | 5A,43W |
37 | IRF 520 | N-Channel | 9A,60W |
38 | IRF 530 | N-Channel | 14A,88W |
39 | IRF 540 | N-Channel | 28A,150W |
40 | IRF 610 | N-Channel | 3A,26W |
41 | IRF 620 | N-Channel | 5A,50W |
42 | IRF 630 | N-Channel | 9A,74W |
43 | IRF 634 | N-Channel | 8A,74W |
44 | IRF 640 | N-Channel | 18A,125W |
45 | IRF 710 | N-Channel | 2A,36W |
46 | IRF 720 | N-Channel | 3A,50W |
47 | IRF 730 | N-Channel | 5A,74W |
48 | IRF 740 | N-Channel | 10A,125W |
49 | IRF 820 | N-Channel | 2A,50W |
50 | IRF 830 | N-Channel | 4A,74W |
51 | IRF 840 | N-Channel | 8A,125W |
52 | IRF 841 | N-Channel | 8A,125W |
53 | IRF 842 | N-Channel | 7A,125W |
54 | IRF 843 | N-Channel | 7A,125W |
55 | IRF 9610 | P-Channel | 2A,20W |
56 | IRF 9620 | P-Channel | 3A,40W |
57 | IRF 9630 | P-Channel | 6A,74W |
58 | IRF 9640 | P-Channel | 11A,125W |
59 | IRFI 510G | N-Channel | 4A,27W |
60 | IRFI 520G | N-Channel | 7A,37W |
61 | IRFI 530G | N-Channel | 10A,42W |
62 | IRFI 540G | N-Channel | 17A,48W |
63 | IRFI 620G | N-Channel | 4A,30W |
64 | IRFI 630G | N-Channel | 6A,35W |
65 | IRFI 634G | N-Channel | 6A,35W |
66 | IRFI 640G | N-Channel | 10A,40W |
67 | IRFI 720G | N-Channel | 3A,30W |
68 | IRFI 730G | N-Channel | 4A,35W |
69 | IRFI 740G | N-Channel | 5A,40W |
70 | IRFI 820G | N-Channel | 2A,30W |
71 | IRFI 830G | N-Channel | 3A,35W |
72 | IRFI 840G | N-Channel | 4A,40W |
73 | IRFI 9620G | P-Channel | 2A,30W |
74 | IRFI 9630G | P-Channel | 4A,30W |
75 | IRFI 9640G | P-Channel | 6A,40W |
76 | IRFS 520 | N-Channel | 7A,30W |
77 | IRFS 530 | N-Channel | 9A,35W |
78 | IRFS 540 | N-Channel | 15A,40W |
79 | IRFS 620 | N-Channel | 4A,30W |
80 | IRFS 630 | N-Channel | 6A,35W |
81 | IRFS 634 | N-Channel | 5A,35W |
82 | IRFS 640 | N-Channel | 10A,40W |
83 | IRFS 720 | N-Channel | 2A,30W |
84 | IRFS 730 | N-Channel | 3A,35W |
85 | IRFS 740 | N-Channel | 3A,40W |
86 | IRFS 820 | N-Channel | 2A-30W |
87 | IRFS 830 | N-Channel | 3A-35W |
88 | IRFS 840 | N-Channel | 4A-40W |
89 | IRFS 9620 | P-Channel | 3A-30W |
90 | IRFS 9630 | P-Channel | 4A-35W |
91 | IRFS 9640 | P-Channel | 6A-40W |
92 | J177(2SJ177) | P-Channel | 0.5A-30W |
93 | J109(2SJ109) | P-Channel | 20mA,0.2W |
94 | J113(2SK113) | P-Channel | 10A-100W |
95 | J114(2SJ114) | P-Channel | 8A-100W |
96 | J118(2SJ118) | P-Channel | 8A |
97 | J162(2SJ162) | P-Channel | 7A-100W |
98 | J339(2SJ339) | P-Channel | 25A-40W |
99 | K30A/2SK304/ 2SK30R | N-Channel | 10mA,1W |
100 | K214/2SK214 | N-Channel | 0.5A,1W |
101 | K389/2SK389 | N-Channel | 20mA,1W |
102 | K399/2SK399 | N-Channel | 10-100 |
103 | K413/2SK413 | N-Channel | 8A |
104 | K1058/2SK1058 | N-Channel | |
105 | K2221/2SK2221 | N-Channel | 8A-100W |
106 | MTP6N10 | N-Channel | 6A-50W |
107 | MTP6N55 | N-Channel | 6A-125W |
108 | MTP6N60 | N-Channel | 6A-125W |
109 | MTP7N20 | N-Channel | 7A-75W |
110 | MTP8N10 | N-Channel | 8A-75W |
111 | MTP8N12 | N-Channel | 8A-75W |
112 | MTP8N13 | N-Channel | 8A-75W |
113 | MTP8N14 | N-Channel | 8A-75W |
114 | MTP8N15 | N-Channel | 8A-75W |
115 | MTP8N18 | N-Channel | 8A-75W |
116 | MTP8N19 | N-Channel | 8A-75W |
117 | MTP8N20 | N-Channel | 8A-75W |
118 | MTP8N45 | N-Channel | 8A-125W |
119 | MTP8N46 | N-Channel | 8A-125W |
120 | MTP8N47 | N-Channel | 8A-125W |
121 | MTP8N48 | N-Channel | 8A-125W |
122 | MTP8N49 | N-Channel | 8A-125W |
123 | MTP8N50 | N-Channel | 8A-125W |
124 | MTP8N80 | N-Channel | 8A-75W |
Ưu, nhược điểm của các loại mosfet
Nhìn chung, linh kiện điện tử mosfet đã và đang được rất nhiều khách hàng quan tâm tới. Có thể nói, chúng đang được sử dụng nhiều trên thị trường ngày nay bởi chúng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, cùng với các ưu điểm đó cũng còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Hãy cùng Laptop Minh Khoa đến với các ưu điểm cũng như nhược điểm của các loại mosfet ngay bây giờ nhé!
Ưu điểm của các loại mosfet
- Trong khi hoạt động ở điện áp thấp hơn, linh kiện này sẽ cung cấp hiệu quả cao hơn.
- Sự vắng mặt của dòng điện cực gate dẫn đến trở kháng đầu vào cao tạo ra tốc độ chuyển mạch cao.
- Các loại mosfet được hoạt động ở công suất thấp hơn và không có dòng điện.
- So với JFET thì linh kiện mosfet sẽ có trở kháng đầu vào cao hơn nhiều.
- Quy trình chế tạo, sản xuất các loại mosfet dễ dàng hơn so với nhiều linh kiện khác, đặc biệt là JFET.
- Tốc độ hoạt động và khả năng tuỳ biến kích thước của mosfet rất cao.
- Điều làm mosfet nổi bật đó chính là chúng không có diode cổng. Chính điều này đã làm cho nó có thể hoạt động với điện áp cổng dương hoặc âm.
- Nó có mức tiêu thụ điện năng thấp để cho phép nhiều thành phần hơn trên diện tích bề mặt chip.
Nhược điểm của các loại mosfet
- Lớp oxit mỏng làm cho các loại mosfet dễ bị hỏng bởi các điện tích tĩnh điện.
- Chúng thường không ổn định vì điện áp quá tải.
- Các loại mosfet sẽ không hoạt động tốt trong tần số vô tuyến tín hiệu thấp.
Tham khảo thêm 5 cách tận dụng laptop cũ mà bạn nên biết
Địa chỉ thay thế các loại mosfet chính hãng
Như các bạn cũng đã biết, nhu cầu sử dụng mosfet của khách hàng hiện nay đang ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, đã có không ít sản phẩm kém chất lượng ra đời khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy hoang mang về việc lựa chọn được một sản phẩm tốt nhất. Vậy thì bạn đừng quá lo lắng khi đã có Cửa hàng Laptop Minh Khoa tại 155 Hàm Nghi. Nơi đây sẽ mang đến cho bạn những loại mosfet chính hãng, giá cả rẻ hơn so với nhiều cửa hàng khác. Minh Khoa hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho bạn.
Các loại mosfet mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết này hy vọng sẽ mang đến cho khách hàng thêm nhiều thông tin hữu ích. Không thể phủ nhận rằng, mosfet hiện đang là loại linh kiện đang được săn đón nên chúng cũng là một cái tên được tìm kiếm khá nhiều. Nếu bạn muốn sở hữu được các mosfet tốt nhất thì đừng quên đến với Cửa hàng Laptop Minh Khoa để được tư vấn và lựa chọn được loại mosfet phù hợp với laptop của mình nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN