AMD Freesync là gì vẫn luôn là thắc mắc của rất nhiều anh em khi tham gia vào thị trường công nghệ, nhất là những ai sử dụng laptop văn phòng và gaming. Có lẽ bạn cũng biết, AMD và NVIDIA hiện đang là hai đối thủ cạnh tranh khốc liệAMD Freesync là gì?t trong thị trường card đồ hoạ máy tính. Nếu như công nghệ G-Sync được biết đến gắn liền với NVIDIA thì công nghệ đồng bộ hóa AMD FreeSyn đã tạo nên tên tuổi một thời của AMD. Vậy AMD FreeSyn là gì? Tác dụng của nó như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình.
Nội dung bài viết
Giới thiệu về AMD Freesync là gì?
AMD Freesync có tên gọi đầy đủ là Công nghệ đồng bộ khung hình AMD Freesync. Được phát triển bởi AMD, AMD Freesync chính là một công nghệ đồng bộ hoá trong laptop, được công bố lần đầu tiên vào năm 2014. Nó được sử dụng nhằm giúp màn hình laptop giảm thiểu hay loại bỏ triệt để các hiện tượng giật, xé và rung khung hình trong quá trình chơi game, xem video thông qua việc đồng bộ hoá tần số quét của màn hình để phù hợp với tốc độ khung hình của GPU.
Hay có thể hiểu, đây chính là một công nghệ giúp đồng bộ tốc độ xử lý hình ảnh của màn hình và card đồ hoạ với nhau. Qua đó, giúp người dùng có được những trải nghiệm mượt mà nhất, nhất là những game thủ.
Phân loại các AMD Freesync hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có nhiều tiêu chuẩn Freesync khác nhau được AMD mang tới, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của từng phân khúc khách hàng. 3 tiêu chuẩn phổ biến hiện có đó là: Freesync, FreeSync Premium, FreeSync Premium Pro. Càng về sau, công cụ này càng được nâng cấp cao hơn để đảm nhận nhiều chức năng hơn.
Trong đó:
FreeSync: Mỗi khi kết nối với card màn hình AMD Radeon, các loại màn hình được trang bị AMD FreeSync sẽ trải qua quy trình chứng nhận nghiêm ngặt, đảm bảo màn có độ trễ thấp, không bị rách, xé khung hình khi sử dụng.
FreeSync Premium: Ưu điểm của phiên bản này chính là có tốc độ làm mới ít nhất 120Hz với màn hình có độ phân giải tối thiểu Full HD. Độ trễ thấp và khả năng hỗ trợ bù tốc độ sẽ giúp cho những người dùng chuyên nghiệp có được những trải nghiệm mượt mà nhất. Đặc biệt, đối với game thủ sẽ có được quá trình dùng máy suôn sẻ, không bị xé hình ở hiệu suất cao.
FreeSync Premium Pro: Đây chính là phiên bản cao cấp nhất của AMD Freesync, cho phép người dùng laptop có được những trải nghiệm HDR chất lượng cao nhất. Loại này sở hữu nhiều tính năng nổi bật như: Độ trễ thấp trong SDR và HDR, hỗ trợ bù tốc độ ở khung hình thấp. Ở độ phân giải thấp nhất là Full HD, FreeSync Premium Pro có thể làm mới tốc độ ít nhất 120hz.
Cách thức hoạt động của Freesync AMD là gì
Là một trong những công cụ không thể thiếu của card đồ hoạ AMD, Freesync AMD hoạt động theo quá trình như sau:
Màn hình có hỗ trợ Freesync cho phép điều chỉnh tỷ lệ làm mới khung hình, giao tiếp với card đồ họa AMD để đồng bộ hóa tốc độ làm mới, tạo ra trên mỗi giây. Để Freesync AMD hoạt động thì cần phải sử dụng cơ chế Adaptive Sync, một phần của tiêu chuẩn DisplayPort. Ngoài ra, các card đồ hoạ AMD cũng cần phải tương thích với máy. Cả card đồ hoạ và màn hình đều cần được kích hoạt Freesync trong menu cài đặt.
Ưu, nhược điểm của Freesync AMD
Sau khi biết được khái niệm công nghệ AMD freesync là gì thì người dùng cũng không thể bỏ qua các ưu, nhược điểm của nó để có thể sử dụng hiệu quả hơn. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của Freesync AMD để bạn tham khảo:
Ưu điểm của Freesync AMD
- Sở hữu công nghệ hiện đại, Freesync AMD giúp cho laptop hạn chế được tình trạng rách hình, xé hình, bóng mờ chuyển động trên màn hình.
- AMD đã cung cấp miễn phí công nghệ này cho các nhà sản xuất màn hình nên các màn hình giá rẻ vẫn có thể tích hợp công nghệ này, hợp với túi tiền của nhiều người dùng.
- Phạm vi xử lý tần số quét rộng, giúp hình ảnh trở nên rõ nét hơn.
- Màn hình công nghệ Freesync AMD tương thích dùng được cho card màn hình NVIDIA.
- Các hệ máy console như Xbox hay PlayStation tương thích cao với công nghệ này.
Nhược điểm của Freesync AMD
Không phải chiếc màn hình nào có công nghệ Freesync AMD cũng có tiêu chuẩn như nhau vì đây là ứng dụng được cung cấp miễn phí.
Hướng dẫn bật tính năng AMD Freesync với card đồ hoạ AMD
Nếu bạn muốn sử dụng công nghệ này trên những chiếc laptop có card đồ hoạ AMD nhưng chưa biết bật như thế nào thì đừng bỏ qua các thao tác sau:
Bước 1: Đầu tiên, các bạn hãy nhấp chuột phải vào màn hình, sau đó chọn AMD Radeon Settings.
Bước 2: Tiếp theo, tạo giao diện mới mở, nhấp chuột vào phần Display.
Bước 3: Sau đó, kích đúp chuột chọn AMD FreeSync và chọn On để kích hoạt.
Có nên bật AMD Freesync khi chơi game không?
Hiện nay, có một số dòng card NVIDIA từ GTX 10 trở lên có hỗ trợ tính năng đồng bộ này nhưng chỉ được sử dụng tốt nhất khi đi kèm với một màn hình được chứng nhận tương thích cũng như card đồ họa AMD Radeon. Sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn đó chính là tất cả các sản phẩm của nhà sản xuất AMD để có độ tương thích cao.
Không ít game thủ thắc mắc liệu rằng có nên bật ứng dụng này để chơi game khi biết AMD Freesync là gì. Với những tiện ích mà công nghệ này mang lại thì theo chúng tôi nếu bạn muốn trải nghiệm chơi game mượt mà card đồ hoạ AMD có tích hợp công nghệ đồng bộ AMD FreeSync thì bạn nên bật sẵn nó mọi lúc.
Như vậy, các thông tin trên chắc hẳn cũng giúp bạn một phần nào đó hiểu rõ hơn về công nghệ đồng bộ hoá AMD Freesync là gì. Mong rằng qua bài viết mà chúng tôi cung cấp người dùng laptop sẽ có cái nhìn khách quan hơn về AMD Freesync để sử dụng được hiệu quả cao nhất. Đừng quên liên hệ với cửa hàng Laptop Minh Khoa nếu bạn có nhu cầu mua card màn hình công nghệ này nhé!
Bài viết liên quan