Data backup hay còn được gọi là sao lưu dữ liệu. Đây là một trong những bước bảo vệ thông tin quan trọng nhất, đặc biệt trong thời đại các mối đe dọa mạng ngày càng gia tăng. Nếu không may bị tấn công bởi phần mềm độc hại hoặc phần mềm tống tiền, một bản sao lưu sẽ giúp bạn khôi phục lại dữ liệu nhanh chóng, giảm thiểu thiệt hại. Dù bạn sử dụng laptop cá nhân hay làm việc trong một tổ chức, việc lập kế hoạch sao lưu là điều không thể thiếu.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 6 chiến lược sao lưu dữ liệu hiệu quả, giúp bạn bảo vệ thông tin quan trọng và yên tâm sử dụng thiết bị trong mọi tình huống. Đừng bỏ lỡ các thông tin quan trọng sau đây bạn nhé!

Nội dung bài viết
Vì sao người dùng laptop cần data backup?
Data backup là bước thiết yếu để bảo vệ thông tin khỏi các rủi ro không lường trước. Thực hiện sao lưu dữ liệu thường xuyên không chỉ là một biện pháp phòng ngừa đơn thuần mà còn là cách hiệu quả để bảo vệ bạn nguồn dữ liệu của bạn. Dưới đây là những lý do cụ thể cho thấy việc data backup là vô cùng cần thiết mà người dùng không thể bỏ qua:

Thứ nhất, tránh mất dữ liệu do lỗi thiết bị
Máy tính có thể gặp sự cố bất cứ lúc nào. Nếu ổ cứng hỏng hoặc laptop ngừng hoạt động đột ngột, bạn có thể mất toàn bộ dữ liệu quý giá. Việc data backup giúp bạn giữ lại các phiên bản trước đó và khôi phục lại khi cần, hạn chế tối đa thiệt hại.
Thứ hai, bảo vệ khỏi phần mềm độc hại và mã độc tống tiền
Ngày càng nhiều loại phần mềm độc hại có khả năng mã hóa dữ liệu, khiến bạn không thể truy cập được các tập tin quan trọng. Trong trường hợp này, bản sao lưu sẽ là “phao cứu sinh”, cho phép bạn phục hồi dữ liệu mà không bị phụ thuộc vào các yêu cầu chuộc dữ liệu nguy hiểm.
Thứ ba, phục hồi nhanh chóng sau sự cố
Việc mất dữ liệu có thể khiến bạn tốn rất nhiều thời gian để khôi phục lại toàn bộ hệ thống hoặc tài liệu. Với bản sao lưu sẵn có, bạn có thể nhanh chóng lấy lại thông tin và tiếp tục công việc mà không bị gián đoạn quá lâu.
Thứ tư, tạo sự an tâm khi sử dụng thiết bị
Khi biết rằng dữ liệu đã được sao lưu đầy đủ và an toàn, bạn có thể làm việc một cách tự tin hơn. Dù có sự cố xảy ra, bạn vẫn có thể yên tâm rằng mình đã có phương án dự phòng và có thể khôi phục dữ liệu dễ dàng.

Thứ năm, truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi
Với các bản sao lưu được lưu trữ trên đám mây hoặc thiết bị hỗ trợ truy cập từ xa, bạn có thể xem và sử dụng dữ liệu ở bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này rất hữu ích với những ai thường xuyên đi công tác hoặc làm việc từ xa. Chỉ cần kết nối internet, bạn sẽ có ngay quyền truy cập vào các tệp quan trọng của mình.
Tham khảo bài viết: Giải đáp thắc mắc: “Hư ổ cứng laptop có bị mất dữ liệu không?”
6 chiến lược hiệu quả giúp sao lưu dữ liệu nhanh chóng
Quy tắc 3 2 1 là nguyên tắc vàng trong việc sao lưu dữ liệu. Theo đó, bạn nên có 3 bản sao dữ liệu, lưu trữ trên 2 loại thiết bị khác nhau và ít nhất 1 bản nằm ở vị trí ngoài hệ thống chính.
“Mọi người đều lo sợ bị mất dữ liệu trong một số hoàn cảnh và thời điểm nhất định. Chính vì thế, việc sao lưu dữ liệu thường xuyên là điều nên thực hiện. Do vậy, nếu không có phương án sao lưu dữ liệu thường xuyên, có thể một ngày nào đó bạn sẽ mất sạch các dữ liệu quan trọng của mình mãi mãi. Về lý thuyết, sao lưu (backup) dữ liệu không phải là phần việc khó khăn hay khó hiểu, thậm chí bạn có thể liệt kê ra nhiều phương pháp sao lưu khác nhau.”
– Thông tin được cập nhật từ bài viết: “Đâu là giải pháp sao lưu dữ liệu máy tính tốt nhất dành cho bạn?” đăng trên Báo Thanh niên ngày 01/12/2019.

Dưới đây là 6 chiến lược giúp bạn triển khai hiệu quả quy tắc này, giảm thiểu rủi ro mất mát thông tin quan trọng:
Data backup bằng ổ cứng ngoài
Đây là một trong những lựa chọn phổ biến nhất. Bạn có thể chọn giữa hai loại ổ cứng:
-
HDD: Giá thành rẻ, dung lượng cao nhưng tốc độ chậm và dễ hư hỏng hơn.
-
SSD: Tốc độ sao lưu nhanh, độ bền cao, kích thước nhỏ gọn nhưng giá cao hơn.

Bạn có thể sao lưu vào ổ cứng ngoài theo nhiều cách:
-
Dùng phần mềm tích hợp sẵn: Ví dụ, macOS sử dụng Time Machine để tự động sao lưu. Windows cũng có công cụ tương tự như File History.
-
Cài đặt phần mềm bên thứ ba: Một số phần mềm chuyên dụng như Acronis True Image, EaseUS Todo Backup giúp tối ưu hóa tốc độ và tính năng.
-
Sao chép thủ công: Kéo và thả dữ liệu vào ổ cứng ngoài nếu bạn không muốn cài phần mềm
Khi lựa chọn ổ cứng, hãy chắc chắn rằng thiết bị tương thích với laptop của bạn và có đủ dung lượng để lưu toàn bộ dữ liệu hoặc cả hệ điều hành nếu cần.

Sao lưu bằng USB Flash
Bước 1: Trước hết bạn hãy chuẩn bị một ổ USB có dung lượng phù hợp với dữ liệu cần lưu.

Bước 2: Sau đó hãy kết nối USB với máy tính.

Bước 3: Tiếp theo hãy mở trình quản lý tệp (File Explorer trên Windows hoặc Finder trên Mac).

Bước 4: Rồi kéo và thả các tập tin hoặc thư mục quan trọng vào USB.

Bước 5: Sau khi hoàn tất, nhấn “Eject” hoặc sử dụng tùy chọn “Safely Remove Hardware” để rút USB một cách an toàn.

Lưu ý rằng dung lượng của USB thường thấp hơn ổ cứng ngoài, vì vậy chỉ nên dùng cho các tệp quan trọng như tài liệu cá nhân, ảnh hoặc hợp đồng.
Sử dụng đĩa CD hoặc DVD
Các phương tiện quang như CD hoặc DVD vẫn có thể là giải pháp sao lưu dữ liệu đơn giản và ít phụ thuộc vào thiết bị công nghệ. Mặc dù không còn phổ biến, chúng vẫn có giá trị trong một số trường hợp.

Ưu điểm:
-
Là bản sao lưu vật lý, có thể cất giữ tại nơi riêng biệt
-
Không bị ảnh hưởng bởi virus máy tính
Nhược điểm:
-
Dễ trầy xước hoặc hỏng hóc
-
Dung lượng thấp so với các phương pháp hiện đại
Ngoài ra, một số dịch vụ như Mozy hoặc Carbonite có thể giúp bạn tải dữ liệu lên đám mây và ghi lại vào đĩa quang nếu cần. Đây là lựa chọn hữu ích khi bạn không có nhiều không gian lưu trữ vật lý tại chỗ.
Nếu như bạn sử dụng ổ đĩa quang CD hoặc DVD để data backup thì có thể thực hiện theo các thao tác sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị đĩa CD hoặc DVD trắng và thiết bị ghi đĩa tương thích.

Bước 2: Tiếp theo hãy cài phần mềm ghi đĩa như Nero, Ashampoo hoặc sử dụng công cụ ghi mặc định của hệ điều hành.

Bước 3: Sau đó chọn các tệp cần sao lưu và bắt đầu ghi đĩa.

Bước 4: Kiểm tra lại dữ liệu sau khi ghi để đảm bảo đĩa hoạt động bình thường.

Bước 5: Cuối cùng hãy nhớ bảo quản đĩa tại nơi khô ráo, tránh trầy xước hoặc ánh nắng trực tiếp.
Sao lưu bằng dịch vụ lưu trữ đám mây
Lưu trữ đám mây là giải pháp linh hoạt, hiện đại và phổ biến, cho phép bạn sao lưu và truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi chỉ với một kết nối internet.
Những lợi ích nổi bật khi bạn data backup bằng dịch vụ lưu trữ đám mây đó là:
-
Tiện lợi: Có thể sao lưu từ bất cứ đâu mà không cần thiết bị riêng.
-
Bảo mật cao: Dữ liệu được mã hóa khi lưu trữ và truyền tải.
-
Chi phí hợp lý: Nhiều gói miễn phí hoặc trả phí linh hoạt.
-
Dễ mở rộng: Khi dung lượng tăng, bạn có thể nâng cấp gói lưu trữ nhanh chóng.
Một số dịch vụ đám mây uy tín mà bạn có thể lựa chọn bao gồm Google Drive, Dropbox, iCloud, OneDrive, Backblaze và iDrive.

Qúa trình này được thực hiện như sau:
Bước 1: Bước đầu tiên cần chọn nền tảng đám mây phù hợp (Google Drive, Dropbox, OneDrive, iCloud…).
Bước 2: Sau đó hãy đăng nhập tài khoản và tải phần mềm quản lý đám mây nếu cần.

Bước 3: Tải lên dữ liệu cần sao lưu hoặc đồng bộ thư mục tự động.
Bước 4: Bạn cần đảm bảo dữ liệu đã được mã hóa trong quá trình truyền tải và lưu trữ.
Bước 5: Cuối cùng hãy kiểm tra khả năng truy cập dữ liệu từ thiết bị khác như điện thoại hoặc máy tính khác.

Sử dụng dịch vụ sao lưu trực tuyến
Bước 1: Lựa chọn một dịch vụ sao lưu đáng tin cậy như Backblaze, Carbonite hoặc Acronis Cloud.

Bước 2: Cài đặt phần mềm và thiết lập tài khoản.

Bước 3: Chọn dữ liệu cần sao lưu, đặt lịch sao lưu tự động (toàn bộ hoặc từng phần).

Bước 4: Bật tính năng mã hóa dữ liệu và thiết lập mật khẩu bảo vệ.
Bước 5: Theo dõi tiến trình sao lưu và kiểm tra định kỳ khả năng khôi phục.
“Các dịch vụ sao lưu qua internet như Backblaze, Carbonite và MozyHome cũng tính phí tương tự các dịch vụ đám mây. Tuy nhiên, khác với các dịch vụ sao lưu đám mây, các dịch vụ sao lưu internet được thiết kế để sao lưu một số lượng lớn các tệp tin theo nhiều phiên bản khác nhau, giúp người dùng có thể khôi phục chính xác từ nhiều thời điểm dựa theo các mốc thời gian sao lưu (tùy cấu hình lưu trữ).
Tuy nhiên, các dịch vụ sao lưu inetnet như Backblaze và Carbonite có một hạn chế lớn mà bạn nên ghi nhớ: Nếu bạn xóa một tệp trên máy tính của bạn thì phiên bản sao lưu trực tuyến cũng sẽ bị xóa bỏ sau 30 ngày, do vậy bạn không thể khôi phục chúng sau khoảng thời gian này. Ưu điểm và khuyết điểm còn lại của nó cũng khá tương đồng với hình thức sao lưu qua đám mây.” – Theo Báo Thanh niên với chủ đề “Đâu là giải pháp sao lưu dữ liệu máy tính tốt nhất dành cho bạn?” đăng ngày 01/12/2019.

Đầu tư thiết bị lưu trữ mạng NAS
Nếu bạn cần lưu trữ dữ liệu với quy mô lớn hoặc chia sẻ giữa nhiều thiết bị, NAS (Network Attached Storage) là lựa chọn lý tưởng. Đây là một máy chủ lưu trữ chuyên dụng kết nối với mạng nội bộ, luôn sẵn sàng và hoạt động liên tục.
Lợi ích nổi bật:
-
Tính ổn định cao: NAS được thiết kế để hoạt động 24/7
-
An toàn hơn máy tính cá nhân: Dữ liệu được lưu riêng biệt, giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự cố hệ thống
-
Tính năng bảo mật đa lớp: Bao gồm mã hóa dữ liệu và bảo vệ bằng mật khẩu
-
Hỗ trợ truy cập từ xa: Rất phù hợp cho nhóm làm việc hoặc người dùng có nhu cầu truy cập mọi lúc
NAS phù hợp với người dùng chuyên nghiệp, làm việc từ xa hoặc có nhiều dữ liệu quan trọng cần bảo vệ và truy cập linh hoạt.

Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn thiết bị NAS phù hợp với nhu cầu cá nhân hoặc nhóm làm việc nhỏ.

Bước 2: Kết nối NAS với mạng nội bộ (LAN) hoặc WiFi.

Bước 3: Cấu hình NAS thông qua giao diện quản trị hoặc phần mềm đi kèm.

Bước 4: Thiết lập người dùng, phân quyền truy cập và bật tính năng mã hóa dữ liệu.

Bước 5: Thực hiện sao lưu định kỳ từ máy tính xách tay lên NAS và kiểm tra khả năng truy xuất từ xa.
Có thể bạn quan tâm: Top 5 giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp
Mách bạn một số tips lập kế hoạch sao lưu dữ liệu
Để xây dựng một kế hoạch sao lưu dữ liệu hiệu quả, bạn nên:
-
Xác định dữ liệu quan trọng: Ưu tiên tài liệu, hình ảnh, email, tài khoản tài chính,…
-
Chọn phương pháp phù hợp: Cân nhắc giữa ổ cứng, đám mây hoặc dịch vụ trực tuyến tùy theo nhu cầu và ngân sách.
-
Lưu trữ tại nơi an toàn: Nếu dùng thiết bị vật lý, hãy đặt ở nơi chống cháy, chống nước.
-
Kiểm tra định kỳ: Đảm bảo bản sao lưu hoạt động tốt, có thể phục hồi khi cần.
-
Cập nhật thường xuyên: Khi dữ liệu thay đổi, kế hoạch sao lưu cũng phải được điều chỉnh.

Trên đây là tất cả các thông tin về việc data backup mà nhiều người vẫn lựa chọn trong quá trình sử dụng laptop nhằm đảm bảo sự uy tín cho dữ liệu của bạn. Mong rằng những gì chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về data backup cũng như áp dụng thành công các phương pháp như trên. Nếu bạn gặp khó khăn gì trong lúc data backup thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Laptop Minh Khoa tại 155 Hàm Nghi – Thanh Khê – Đà Nẵng để kỹ thuật viên bên chúng tôi hỗ trợ bạn.
Bài viết liên quan