Linux là gì? Ưu, nhược điểm của hệ điều hành Linux

Trong thị trường công nghệ hiện nay bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của Windows và macOS, thì vẫn còn có một hệ điều hành âm thầm có cho mình những bước đi thật sự chắc chắn với những đặc trưng riêng, đó chính là Linux. Vậy hệ điều hành Linux là gì? Nó có những ưu, nhược điểm gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết nhiều hơn về Linux nhé!

He dieu hanh Linux la gi 2
Hệ điều hành Linux là gì

Hệ điều hành Linux là gì?

Linux là một hệ điều hành máy tính được phát triển từ năm 1991 dựa trên nền tảng của hệ điều hành Unix và bằng viết bằng ngôn ngữ C. 

Hệ điều hành Linux hoàn toàn miễn phí cho người sử dụng. Ban đầu nó được tạo ra để dành riêng cho các máy tính cá nhân được thiết kế dựa trên kiến trúc Intel x86. Thế nhưng, sau đó với nhiều ưu điểm nên nó đã được ứng dụng sang cho nhiều kiểu kiến trúc khác.

Linux là gì? Ưu, nhược điểm của hệ điều hành Linux
Hệ điều hành Linux là gì?

Ngày nay hệ điều hành này được sử dụng rộng rãi để miêu tả tổng thể về một hệ điều hành giống như hệ điều hành Unix (GNU/Linux), được tạo nên bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các công cụ GNU. 

Linux được phân ra làm nhiều nhánh nhỏ như: Ubuntu, Fedora, Linux Mint,… Trong đó, Ubuntu được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Tham khảo thêm So sánh win 7 và win 10, hệ điều hành nào tốt hơn?

Các hãng IBM và Dell, và tiếp đến là Hewlett-Packard hiện nay đã bắt đầu nhận hỗ trợ các máy tính sử dụng hệ điều hành Linux, với mục đích thoát khỏi sự bành trướng quá lớn của hệ điều hành Window trong thị trường máy tính hiện nay.

Cấu trúc của hệ điều hành Linux

Hệ điều hành Linux có cấu trúc gồm 3 phần chính:

Cấu trúc của hệ điều hành Linux
Cấu trúc của hệ điều hành Linux

Kernel: Còn được gọi là phần Nhân, bởi đây chính là phần quan trọng nhất trong máy tính. Nó chứa đựng các module hay các thư viện để quản lý, giao tiếp giữa phần cứng máy tính với các ứng dụng.

Shell: Đây là phần có chức năng thực thi các lệnh (command) từ người dùng hoặc từ các ứng dụng yêu cầu, sau đó chuyển đến cho Kernel xử lý. Shell chính là cầu nối để kết nối Kernel và Application, giúp phiên dịch các lệnh từ Application gửi đến Kernel để thực thi.

Shell gồm các loại như sau: sh (the Bourne Shell), bash(Bourne-again shell), csh (C shell), ash (Almquist shell), tsh (TENEX C shell), zsh (Z shell).

Application: Phần này là phần quen thuộc nhất với người dùng. Đây là phần để người dùng cài đặt ứng dụng, chạy ứng dụng để chúng ta có thể phục vụ cho nhu cầu của mình.

Công dụng của hệ điều hành Linux là gì?

Tương tự như các hệ điều hành khác, Linux cũng cung cấp môi trường trung gian giúp người dùng có thể giao tiếp với phần cứng máy tính, thực hiện các công việc của mình.

Ngoài ra, nhờ ứng dụng mã nguồn mở miễn phí tất cả các tính năng mà Linux đem lại nhiều sự thoải mái hơn cho người dùng, đặc biệt là với các lập trình viên, nhà phát triển.

Linux là gì? Ưu, nhược điểm của hệ điều hành Linux
Công dụng của hệ điều hành Linux là gì?

Ưu, nhược điểm của hệ điều hành Linux

Ưu điểm

Hệ điều hành Linux sở dĩ có thể gây sức ảnh hưởng lớn và uy hiếp đến sự độc bá của hệ điều hành Window, đó là bởi những ưu điểm như sau:

  • Linux là hệ điều hành miễn phí và được hỗ trợ các ứng dụng văn phòng OpenOffice và LibreOffice.
  • Tính bảo mật cao.
  • Linux khá linh hoạt, người dùng có thể chỉnh sửa hệ điều hành để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
  • Không lo sợ bị lag, giật, không chạy nổi,…trên các máy tính có cấu hình không cao.

Nhược điểm

Tuy nhiên nói đi vẫn phải nói lại dù có nhiều ưu điểm mạnh mẽ, nhưng Linux vẫn tồn tại một số nhược điểm. Có lẽ vì những nhược điểm này mà Linux vẫn còn hạn chế người dùng. Đó là:

  • Các nhà phát triển phần mềm chưa thật sự để tâm đến hệ điều hành tiềm năng này nên số lượng phần mềm được hỗ trợ vẫn còn hạn chế.
  • Một số nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ nền tảng Linux.
  • Khó để làm quen, đặc biệt nếu người dùng đã quá quen thuộc với Windows thì khi chuyển sang hệ điều hành Linux, bạn sẽ cần một khoảng thời gian để làm quen nó.

Tham khảo thêm Radius server là gì? Radius server hoạt động như thế nào?

Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Linux là gì?
Ưu và nhược điểm của hệ điều hành Linux là gì?

Khác biệt giữa Windows và hệ điều hành Linux là gì?

Với những người dùng đã quen việc sử dụng hệ điều hành Window thì khi sử dụng sang một hệ điều hành khác như Linux có thể gây ra nhiều khó khăn lúc đầu. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa Windows và Linux có thể kể đến:

Không sử dụng Registry

Linux là hệ điều hành hoàn toàn không sử dụng Registry để lưu giữ thông tin đăng nhập, mật khẩu và các loại thông tin khác như hệ điều hành Window. Linux sẽ sắp xếp các thông tin này dưới dạng module, và được Linux lưu trữ dữ liệu trên cơ sở phân cấp người sử dụng.

Giao diện mới lạ

Với hệ điều hành Windows, giao diện sử dụng không có nhiều sự khác biệt; đặc biệt là từ phiên bản Window 8 cho đến Window 10. 

Thế nhưng, giao diện hệ điều hành Linux được tách hoàn toàn so với hệ thống lõi. Vậy nên người dùng có thể tùy biến giao diện mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào lên hệ thống.

Tìm hiểu thêm: Cách xóa ứng dụng trên máy tính Windows 10

Khác biệt giữa Windows và hệ điều hành Linux là gìKhác biệt giữa Windows và hệ điều hành Linux là gì
Khác biệt giữa Windows và hệ điều hành Linux là gì?

Các loại users và phân quyền

Trong hệ điều hành Linux, 3 loại users được phân quyền đó là: Regular, Service và Administrator. Cụ thể:

– Regular: Lưu trữ tất cả các thư mục và file

– Service: Hệ thống bảo mật cho máy tính

– Administrator: Phân quyền cho người dùng để cài đặt các phần mềm, file hệ thống,…

Trình quản lý các gói

Trình quản lý các gói trên hệ điều hành Linux bao gồm tất cả những chương trình được cài đặt trên hệ thống, và không sử dụng bộ cài đặt có đuôi .exe giống như Window. Với cách quản lý này, người sử dụng sẽ không cần phải tải file cài đặt trên trình duyệt như Chrome hay Firefox về máy tính nữa mà chỉ cần truy cập trình quản lý các gói rồi lựa chọn chương trình cài đặt là xong.

Bài viết đã cung cấp một số kiến thức về hệ điều hành Linux là gì, ưu, nhược điểm cũng như sự khác biệt giữa hệ điều hành này với Windows đến bạn đọc. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết bạn sẽ dùng thử hệ điều hành này và chia sẻ cho mình những cảm nhận của bạn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bài viết này có hữu ích không?

Đánh giá 5 / 5. Số lượt đánh giá: 8

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chia sẻ Laptop Minh Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911 003 113
155 Hàm Nghi, Đà Nẵng
Chat Zalo
Chat Messenger