Ram là một bộ phận quan trọng trong máy tính giúp máy tính có thể ghi nhớ những dữ liệu cần thiết nhất. Rất nhiều người muốn nâng cấp Ram để máy được trơn tru sau một thời gian sử dụng. Và khi nâng cấp Ram nhiều khách hàng vẫn có chung một thắc mắc đó là: lắp 2 Ram khác Bus có chạy được không? Nó có ảnh hưởng gì đến laptop hay không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Minh Khoa để tìm kiếm câu trả lời vừa ý nhất bạn nhé!
Nội dung bài viết
Lắp 2 Ram khác Bus có chạy được không – Bus Ram là gì?
Bus Ram được hiểu như là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong Ram. Bus Ram càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều. Độ lớn của kênh truyền này càng rộng tức là tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh. DDR RAM và SDRAM là 2 loại của Bus Ram mà bạn cần biết.
Tham khảo bài viết: Những loại RAM laptop phổ biến nhất hiện nay
Bandwidth= (Bus Speed x Bus Width) / 8 chính là công thức được áp dụng để tính được tốc độ đọc dữ liệu của RAM trong một giây. Ram khác Bus có nghĩa là 2 thanh Ram có tốc độ xử lý dữ liệu khác nhau.
Các loại Bus Ram bạn thường gặp
Trong Ram có nhiều loại Bus Ram khác nhau. Mỗi Bus Ram sẽ thuộc nhiều dòng, loại khác nhau, tốc độ xử lý không giống nhau. Một số Bus Ram bạn thường gặp như: SDR SDRAM, DDR SDRAM, DDR2 SDRAM, DDR3 SDRAM, DDR4 SDRAM. Ram khác Bus chính là 2 thanh Ram có tốc độ xử lý dữ liệu khác nhau.
Lắp 2 Ram khác Bus có chạy được không?
Có thể bạn chưa biết, hai thanh Ram cùng loại khác Bus vẫn có thể hoạt động cùng nhau. Tuy nhiên thanh có Bus Ram cao hơn sẽ bị đưa về chạy dùng tốc độ với thanh có Bus Ram thấp hơn. Không những 2 mà nếu như máy của bạn có thể gắn được cả 4 thanh Ram có Bus mặc định khác nhau thì tất cả đều chỉ hoạt động với tốc độ của thanh Ram thấp nhất.
Chính vì vậy mà khi nâng cấp Ram, bạn cần lưu ý không nên lựa chọn mua Ram có Bus cao hơn Bus của thanh Ram có sẵn. Bởi vì điều này chỉ gây lãng phí tiền của bạn mà thôi. Đồng thời nếu bạn lắp thêm cho máy tính một thanh RAM thứ hai có Bus thấp hơn thanh RAM có sẵn thì hiệu năng sẽ bị giảm đi một chút.
Lắp 2 Ram khác Bus có chạy được không? – Trường hợp ngoại lệ
Ngoài những gì mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì bạn cần biết rằng vẫn có một số ít laptop bị khóa từ BIOS chỉ có chạy một số Bus Ram cụ thể. Nhiều máy sẽ cần Ram Bus cao để phát huy hết hiệu năng, lúc này một vài nhà sản xuất laptop sẽ yêu cầu máy cần sử dụng Ram cao.
Vậy lắp 2 Ram khác Bus có chạy được không? Trường hợp ngoại lệ này ít xảy ra, tuy nhiên bạn vẫn nên kiểm tra laptop đó hỗ trợ chính xác là loại Ram và Bus Ram nào. Ở các trường hợp này thì do nhà sản xuất không cho phép chạy Ram Bus thấp chứ không phải vì hai thanh Ram khác Bus không hoạt động cùng nhau.
Có nên lắp 2 Ram khác Bus cho laptop của bạn không?
Có thể nói máy tính của bạn vẫn có thể hoạt động ổn định bình thường nếu như lắp 2 Ram khác Bus cho laptop. Tuy nhiên nó sẽ hoạt động ở Ram có mức Bus thấp hơn mức Bus của Ram có sẵn thôi.
Việc chạy ở mức bus thấp hơn sẽ làm cho mức bus cao của thanh Ram không được hệ thống khai thác tối ưu. Vậy nên bạn chỉ nên lắp thêm thanh Ram có mức Bus khác với mức Bus quy định sẵn khi thật sự cần thiết. Nếu không thì cứ sử dụng Ram sẵn có để tránh lãng phí nhé!
chỉ gây lãng phí tiền của bạn mà thôi. Đồng thời nếu bạn lắp thêm cho máy tính một thanh RAM thứ hai có Bus thấp hơn thanh RAM có sẵn thì hiệu năng sẽ bị giảm đi một chút.
Trên đây chính là một số thông tin bạn cần biết về việc lắp 2 Ram khác bus có chạy được không. Hy vọng qua những gì mà Laptop Minh Khoa đã cung cấp bạn sẽ có được sự lựa chọn thay Ram phù hợp nhất cho laptop mình đang dùng.Còn nếu như bạn vẫn chưa biết nên nâng cấp Ram ở bus bao nhiêu để sử dụng khi cần thì bạn hãy đến với Laptop Minh Khoa tại 155 Hàm Nghi, Đà Nẵng để chúng tôi tư vấn giúp bạn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN