Trong quá trình sử dụng máy tính, laptop của mình bạn có thể sẽ gặp vấn đề về lỗi Full Disk. Lỗi này làm cho máy tính bị đơ, chậm chạp và lag khiến bạn vô cùng khó chịu khi không thể làm được gì. Vậy lỗi Full Disk là gì? Cách sửa lỗi Full Disk hiệu quả? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Laptop Minh Khoa để hiểu rõ hơn nhé!

Nội dung bài viết
- 1 Lỗi Full Disk là gì?
- 2 Nguyên nhân lỗi Full Disk 100% trên Windows là gì?
- 3 Cách sửa lỗi Full Disk windows 10 hiệu quả
- 3.1 Sử dụng Task Manager để sửa lỗi Full Disk
- 3.2 Kiểm tra phần mềm diệt virus trên máy của bạn
- 3.3 Tắt các dịch vụ chạy ngầm không cần thiết
- 3.4 Disable công cụ Windows Search
- 3.5 Sử dụng công cụ Check Disk để sửa lỗi Full Disk
- 3.6 Thường xuyên cập nhật hệ điều hành
- 3.7 Tắt Background apps để sửa lỗi Full Disk
- 3.8 Thực hiện chống phân mảnh ổ cứng
- 3.9 Nâng cấp bộ nhớ SSD – Khá tốn kém tuy nhiên cách này sẽ sửa lỗi Full Disk thành công 100%
- 4 Lời kết
Lỗi Full Disk là gì?
Lỗi Full Disk Win 10 hay còn được gọi là lỗi full 100% disk usage là tình trạng bộ nhớ lưu trữ hoạt động hết 100% công suất trong thời gian dài. Làm cho máy tính của bạn bị chậm và đơ, từ đó làm giảm hiệu quả công việc. Điều này khiến bạn bực mình, khó chịu khi không thể làm được gì. Hiện tượng này thường xảy ra trên các phiên bản Windows 8, 8.1 và 10.
Đọc thêm: Lỗi A device attached to the system is not functioning
Để biết máy tính của mình có gặp lỗi Full Disk hay không, bạn hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào thanh Taskbar ở màn hình chính và sau đó chọn Task Manager.
Bước 2: Trong bảng Task Manager, nếu bạn thấy ô Disk liên tục hiển thị 99-100%, thì máy tính đang bị Full Disk. Máy sẽ rất chậm và phản hồi lâu.

Nguyên nhân lỗi Full Disk 100% trên Windows là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính của bạn gặp phải lỗi Full Disk 100%. Có thể do máy tính của bạn sử dụng ổ cứng đã quá cũ, đương nhiên có trường hợp cả lỗi này xuất hiện ngay ở SSD mới. Một số nguyên nhân chính:
- Máy tính được update windows.
- Có thể do các phần mềm diệt virus quá nặng sau khi cài đặt.
- Bạn truy cập vào các website không tin cậy, hoặc bạn tải các chương trình không rõ nguồn gốc. Từ đó dẫn đến máy tính của bạn nhiễm virus hoặc chương trình gián điệp.
- Thư mục bên trong hệ điều hành có thể chứa các file bị lỗi.
Nguyên nhân lỗi Full Disk 100% trên Windows là gì?
Và còn nhiều nguyên nhân khác nữa, đôi khi mở nhiều chương trình để sử dụng quá cũng là một lý do khiến máy tính của bạn bị lỗi Full Disk.
Cách sửa lỗi Full Disk windows 10 hiệu quả
Vậy làm thế nào để sửa lỗi Full Disk trên máy tính. Dưới đây là một số cách sửa lỗi Full Disk windows 10 đơn giản:
Sử dụng Task Manager để sửa lỗi Full Disk
Bạn có thể sử dụng Task Manager để kiểm tra và vô hiệu hóa các ứng dụng đang chiếm quá nhiều bộ nhớ một cách dễ dàng.
Bước 1: Bạn click phải vào Taskbar ở màn hình và chọn Task Manager.

Bước 2: Sau đó bạn chọn ứng dụng nào đang chiếm quá nhiều bộ nhớ và chọn End Task.

Kiểm tra phần mềm diệt virus trên máy của bạn
Có thể phần mềm diệt virus trên máy tính của bạn đang thực hiện việc quét hoặc xử lý virus nên chiếm dụng ổ đĩa. Bạn hãy chờ đợi đến khi nào quét xong xem lỗi Full Disk còn không nhé.
Tham khảo bài viết: Nguyên nhân và cách sửa lỗi Your PC did not start correctly win 10
Tắt các dịch vụ chạy ngầm không cần thiết
Bạn có thể sửa lỗi Full Disk bằng cách tắt bớt các dịch vụ chạy ngầm không cần thiết. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấp chuột vào biểu tượng Search trên thanh Taskbar. Sau đó nhập Services và chọn Services (App).

Bước 2: Trong bảng Services, bạn hãy tìm và chọn Background Intelligent Transfer Service.

Bước 3: Ở mục Startup type, bạn chọn Disabled. Sau đó chọn Stop và nhấn Apply để áp dụng.

Disable công cụ Windows Search
Một lỗi trong Windows 10 làm cho ổ cứng bạn gặp lỗi Full Disk là công cụ Windows Search. Vậy nên để sửa lỗi Full Disk bạn hãy tắt thử công cụ này để hiệu suất máy tính của bạn có được cải thiện không.
Bước 1: Các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Sau đó nhập lệnh Services.msc và nhấn Enter.
Bước 2: Tại cửa sổ Services hiện lên các bạn tìm và kích đúp chuột vào Windows Search, kích đúp vào nó và chọn Disabled.

Sau một lát tắt Windows Search, hiệu suất Windows 10 của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Sử dụng công cụ Check Disk để sửa lỗi Full Disk
CheckDisk sẽ giúp sửa lỗi Full Disk để giúp cho ổ cứng hoạt động ổn định hơn.
Bước 1: Bạn nhập Command Prompt vào Menu Start.

Bước 2: Sau đó bạn click chuột phải vào Command Prompt và chọn Run as administrator.

Bước 3: Tiếp theo bạn nhập lệnh chkdsk /f /r C: và nhấn Enter.

Bước 4: Nhập Y vào cửa sổ Command Prompt để hoàn thành thao tác.

Thường xuyên cập nhật hệ điều hành
Bạn hãy vào Settings (biểu tượng bánh răng trong menu Start) và chọn Update & Security. Sau đó nhấn vào nút Check for updates để nhận các bản cập nhật cho Windows 10. Việc thường xuyên cập nhật hệ điều hành nhằm giúp tăng cường hiệu suất và lỗi bảo mật. Đây cũng là một cách sửa lỗi Full Disk bạn có thể tham khảo.
Tắt Background apps để sửa lỗi Full Disk
Background apps là những ứng dụng nền của hệ thống. Đây là một tính năng thực sự dư thừa mà Windows 10 có. Nó cũng là nguyên nhân chính khiến ổ cứng của bạn bị lỗi 100 Disk Win 10. Để tắt Background apps, hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tại menu Start, bạn hãy tìm kiếm và mở công cụ Background apps.

Bước 2: Cửa sổ cài đặt sẽ hiện ra, tại mục Let apps run in the background, bạn nên để ở chế độ OFF.

Vậy là chỉ với hai bước đơn giản như trên, bạn đã có thể tắt các ứng dụng nền. Cách sửa lỗi Full Disk Win 10 này sẽ giúp máy tính của bạn giảm được một lượng lớn dung lượng lưu trữ khi chạy.
Thực hiện chống phân mảnh ổ cứng
Phân mảnh ổ cứng sẽ khiến cho các tập tin bị chia nhỏ. Ngoài ra việc này còn làm cho dung lượng còn trống của ổ cứng không được sử dụng một cách triệt để. Nếu bạn không chống phân mảnh sẽ có thể gây ra lỗi bad sector rất khó sửa chữa. Bên cạnh đó, việc chống phân mảnh cũng là cách sửa lỗi Full Disk Win 10 hiệu quả. Cho nên bạn hãy làm theo các bước dưới đây để chống phân mảnh ổ cứng:
Bước 1: Mở trình quản lý This PC và chọn một ổ bất kỳ. Tại ổ đó, bạn click chuột phải và chọn Properties.

Bước 2: Hộp thoại mới hiện ra, bạn hãy mở tab Tools và chọn nút Optimize.

Bước 3: Một danh sách các ổ trên máy tính sẽ hiện ra, bạn chọn ổ mà mình cần chống phân mảnh và sau đó nhấn nút Optimize.

Đợi quá trình thực hiện thành công và bạn ấn Close để đóng lại hộp thoại. Với cách này, ổ cứng của bạn không chỉ tối ưu mà còn xử lý dữ liệu nhanh hơn. Máy tính cũng được sửa lỗi Full Disk Win 10 nhanh chóng, hiệu quả.
Nâng cấp bộ nhớ SSD – Khá tốn kém tuy nhiên cách này sẽ sửa lỗi Full Disk thành công 100%
Nếu bạn đã thực hiện tất cả các cách sửa lỗi Full Disk bên trên mà vẫn không thể khắc phục triệt để; thì chỉ có cách can thiệp vào phần cứng mới giải quyết được vấn đề. SSD hay còn gọi là ổ lưu trữ thể rắn, có tốc độ đọc/ghi dữ liệu cao hơn rất nhiều so với ổ cứng HDD truyền thống. Ổ cứng SSD sẽ giúp cho Windows 10 hoạt động mượt mà và không xảy ra hiện tượng Full Disk. Nâng cấp bộ nhớ SSD là cách sửa lỗi Full Disk thành công 100% tuy nhiên hơi tốn kém.

Hiện nay, nhiều mẫu laptop hoặc máy tính để bàn trên thị trường đã trang bị sẵn bộ nhớ SSD. Nếu không muốn tốn quá nhiều chi phí, thì bạn có thể tự nâng cấp SSD cho máy tính của mình. Đương nhiên, bạn nên lựa chọn thương hiệu SSD uy tín và tìm hiểu kỹ các bước lắp đặt để tránh làm mất dữ liệu hoặc phát sinh lỗi nhé.
Lời kết
Trên đây là tất cả các cách sửa lỗi Full Disk Win 10 đơn giản và hiệu quả nhất. Hãy thử những cách khắc phục lỗi trên nếu máy tính của bạn đang gặp tình trạng 100% Disk. Khi giải quyết được vấn đề này, tốc độ xử lý và làm việc của máy tính cũng sẽ tăng đáng kể. Chúc các bạn thực hiện thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: