Giải thích các thông số kỹ thuật của laptop sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về laptop trước khi mua. Bên cạnh đó, việc giải thích này cũng giúp cho người dùng không còn phải băn khoăn về việc nên lựa chọn dòng máy nào để mua và sử dụng cho phù hợp. Thông số kỹ thuật sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu để bạn có thể dựa vào đó và chọn được chiếc máy tốt nhất cho mình. Mời bạn cùng đến với bài viết sau của Laptop Minh Khoa để hiểu hơn về các thông số có trong laptop bạn nhé!

Nội dung bài viết
Thông số kỹ thuật của laptop là gì?
Thông số kỹ thuật của laptop được hiểu đơn giản đó chính là một bảng mô tả ngắn gọn về các thông tin kỹ thuật của một chiếc laptop. Bao gồm: Hệ điều hành, CPU, RAM, ổ cứng lưu trữ, cấu hình, card đồ hoạ, bộ nhớ card đồ hoạ, màn hình, kích thước, trọng lượng, pin, giá cả, độ tương thích,… Qua đó, người dùng nắm rõ hơn về các thông tin của laptop và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất dành cho mình.
Xem thêm: Thông số ram
Một số ưu điểm, nhược điểm của thông số kỹ thuật laptop
Thông số kỹ thuật sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, có thể giúp người dùng rất nhiều trong quá trình lựa chọn được dòng máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Dưới đây sẽ là một số ưu, nhược điểm của thông số kỹ thuật để bạn rõ hơn nhé!

Ưu điểm của thông số kỹ thuật laptop
- Giúp người mua hàng có thể xác định tính năng, chất lượng của laptop
- Giúp người dùng dễ so sánh chiếc laptop này với chiếc laptop khác và đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn
- Hỗ trợ tốt nhất cho người dùng và cả thợ sửa chữa trong quá trình sử dụng và bảo trì
- Các thông số kỹ thuật giúp cải thiện tính minh bạch và trực quan của các thông tin sản phẩm.

Nhược điểm của thông số kỹ thuật laptop
- Những người dùng laptop không có kinh nghiệm hay chuyên môn trong lĩnh vực này thì sẽ rất khó hiểu và gặp rắc rối khi đọc các thông số kỹ thuật này
- Để đảm bảo chính xác thì các thông số kỹ thuật này cần được cập nhật liên tục
- Do điều kiện thử nghiệm hoặc cách đo mà thông số kỹ thuật của laptop có thể bị sai số.

Các thông số kỹ thuật của laptop bao gồm những thông tin nào?
Để người dùng có cái nhìn tổng quan hơn về bất kỳ một chiếc laptop nào thì bạn cần phải dựa vào các thông số kỹ thuật có trên laptop. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng biết rõ về các thông số này. Vậy nên những giải thích các thông số kỹ thuật của laptop mà chúng tôi sẽ đưa ra sau đây hứa hẹn sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của mình.

Dưới đây sẽ là những điều bạn cần biết trước khi mua laptop:
Hệ điều hành của laptop
Khi mua laptop, điều mà nhiều người dùng quan tâm đầu tiên có lẽ là hệ điều hành và đây cũng là thông số quan trọng cần có. Hệ điều hành của laptop là phần mềm đầu tiên chạy trên laptop. Hệ điều hành có chức năng điều hành và quản lý các thiết bị phần cứng cũng như các tài nguyên phần mềm trên máy tính. Từ đó, người dùng sẽ dễ dàng biết được hệ điều hành sử dụng trên dòng máy đó là gì.

Pin laptop
Vì nhu cầu sử dụng của người dùng mà thời lượng pin có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi chiếc laptop. Cấu tạo của pin laptop gồm: bo mạch, các cell và vỏ pin laptop.

Thông thường, mỗi thanh pin sẽ có nhiều cục pin Li-ion, mỗi cục pin như vậy được gọi là cell. Số lượng cell pin còn tuỳ vào mỗi thanh pin khác nhau gồm có: 2 cell, 4 cell, 6 cell.
Tham khảo bài viết: Cell pin laptop và 1 số thông tin cần biết
CPU (đơn vị xử lý trung tâm)
CPU là thông số kỹ thuật thứ hai bạn cần quan tâm khi muốn mua một chiếc laptop. CPU chính là một bộ phận quan trọng, là các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính. CPU được xem như là bộ não của máy tính, bao gồm hàng triệu bóng bán dẫn cho tốc độ và phản ứng nhạy bén. Việc nắm rõ thông số kỹ thuật của CPU sẽ giúp cho người dùng đưa ra được sự lựa chọn vi xử lý chính xác nhất.

Ram laptop
Ram là bộ nhớ lưu trữ tiếp theo mà máy tính cần có. Để giải thích các thông số kỹ thuật của laptop thì bạn đừng bỏ qua thông số của Ram nhé! Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng trong laptop thì Ram cũng chỉ là bộ nhớ tạm thời thôi. Nó chỉ lưu trữ tạm thời thông tin khi ứng dụng hay chương trình nào đó được khởi chạy tạo ra, sau đó những thông tin này sẽ được CPU lấy để xử lý.

Ram có nhiều loại khác nhau với nhiều mức dung lượng khác. Thông số kỹ thuật của Ram được hiểu là số lượng, dung lượng và tốc độ truy xuất ngẫu nhiên của Ram trong chiếc máy tính đó là bao nhiêu.

Ổ cứng laptop
Thông số kỹ thuật tiếp theo mà chúng tôi muốn giải thích để bạn hiểu đó chính là ổ cứng. Ngoài Ram thì ổ cứng cũng có chức năng lưu trữ dữ liệu trong laptop. Hệ điều hành Windows, hình ảnh, video, phần mềm, game, tài liệu cá nhân,… đều là các dữ liệu được lưu trữ trong laptop.

Thông thường, thông số kỹ thuật của laptop sẽ cho người dùng biết được chiếc máy đó đang sử dụng loại ổ cứng nào. Có hai loại ổ cứng được gắn trong laptop đó là ổ cứng HDD và ổ cứng SSD với các đặc điểm như:
HDD | SSD | |
Độ bền | Độ bền tương đối vì được cấu tạo từ ổ đĩa cứng truyền thống, hoạt động bằng cơ xoay liên tục | Độ bền cao vì là ổ cứng mới ở dạng thể rắn, hoạt động cố định |
Hiệu suất | Vừa phải | Ổn định hơn HDD. Có khả năng chống sốc cực tốt |
Tốc độ | Khởi động máy, mở ứng dụng, mở game mất tầm 1’ hoặc nhiều hơn | Là điểm cộng lớn nhất của SSD. Khởi động máy, chạy ứng dụng chỉ mất vài giây. Tốc độ truy xuất dữ liệu cực nhanh |
Tiếng ồn | Khá rung và ồn khi truy xuất dữ liệu | Không gây ồn do cấu tạo cố định |
Giá | Rẻ nên được sử dụng nhiều | Nếu cùng 1 dung lượng lưu trữ thì SSD đắt gấp 10 lần HDD |
Tính thông dụng | Được sử dụng rộng rãi | Ít phổ biến hơn HDD |
Màn hình
Để giải thích các thông số kỹ thuật của laptop thì chắc hẳn chúng ta sẽ không thể bỏ qua màn hình – Một trong những bộ phận không thể thiếu. Nhắc đến màn hình bạn có thể tìm hiểu về kích thước màn hình và độ phân giải của màn hình. Đây cũng là hai thông số quan trọng của màn hình mà bạn cần biết. Kích thước màn hình là một thông số rất quan trọng quyết định đến độ lớn nhỏ của màn hình còn độ phân giải của màn hình sẽ cho biết được khả năng hiển thị của màn hình như thế nào.

Hiện nay trên thị trường thường có các dòng máy tính với các kích thước thông dụng nhất là 13.3”, 14”, 15.6” và 17.3”. Độ phân giải của màn hình laptop thường sẽ phổ biến ở các loại như: màn hình HD (1367 x 768), HD+ (1600 x 900), Full HD (1920 x 1080), 2K (2560 x 1440) và 4K (3840 x 2160).
Card đồ hoạ của laptop
Thông thường, trong laptop sẽ có hai loại card đồ hoạ cơ bản là card đồ họa rời và tích hợp. Biết được loại card đồ hoạ được gắn trong laptop là gì thì bạn sẽ có được sự lựa chọn tốt nhất.

Dưới đây sẽ là một số đặc điểm của hai loại card đồ hoạ này để bạn dễ dàng phân biệt:
Card Onboard | Card Rời | |
Ví trí | Đã được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ của laptop | Được gắn rời, không nằm ở bo mạch chủ |
Cơ chế hoạt
động |
Hoạt động nhờ vào sức mạnh của CPU và RAM để xử lí hình ảnh | Hoạt động độc lập, có bộ tản nhiệt riêng, GPU riêng để xử lí hình ảnh |
Hiệu suất | Vừa phải | Cao hơn nhiều vì ưu điểm chính của card rời là chuyên hỗ trợ xử lý đồ họa, giúp hình ảnh sắc nét, chân thực |
Chi phí | Thấp hơn card rời | Đắt hơn |

Bài viết này đã cung cấp đến bạn một số thông tin về thông số kỹ thuật laptop. Đồng thời giải thích các thông số kỹ thuật của laptop dễ hiểu nhất để bạn nắm rõ hơn và lựa chọn được chiếc laptop phù hợp nhất cho mình. Để lựa chọn được một chiếc laptop có các thông số kỹ thuật như mình mong muốn, bạn có thể đến với cửa hàng sửa chữa Laptop Minh Khoa tại 155 Hàm Nghi, Đà Nẵng để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết liên quan